Kiểm tra sức khoẻ tài chính để giảm nỗi lo, an tâm đầu tư

Kiểm tra sức khoẻ tài chính, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện

Hẳn có nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng, tại sao chúng ta lại phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe tài chính? Điều đấy có ý nghĩa gì? Cứ làm việc và tận hưởng cuộc sống một cách vô tư không sướng sao, cần chi thăm kiểm cho phiền phức?. Thực tế cho thấy rằng, nó không phiền đâu, vì về lâu dài và cho tương lai của bạn, bạn sẽ cảm nhận được kiểm tra sức khoẻ tài chính có giá trị đến nhường nào, nhất là khi bạn muốn rót vốn đầu tư nhưng nguồn tiền trong túi đã cạn kiệt….

kiểm tra sức khoẻ tài chính

Kiểm tra sức khoẻ tài chính là gì? Đừng để hụt chân mới cân đo, đếm đong

Tài chính được ví như nguồn đất, nguồn nước, và thân cây được ví như chủ thể, nhu cầu. Khi đất, nước được đảm bảo đủ chất đủ lượng thì chúng sẽ giúp nuôi dưỡng thân cây một cách tốt nhất. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã và đang kiểm tra sức khoẻ tài chính hiệu quả, thu về nhiều trái ngon, quả ngọt; sẵn sàng mang bán, hay nói khác hơn là đi đầu tư.

Vì sao chúng ta cần phải kiểm tra sức khoẻ tài chính? Chúng ta nên và có thói quen như vậy vì khi ấy, nó sẽ giúp bạn hiểu và biết rõ tình trạng tài chính của mình đang ở đâu, “nghèo hay giàu” và có những kế hoạch, tiết chế chi tiêu cho phù hợp. Đây cũng là 1 trong những cách hay để giúp bạn hoạch định chiến lược kinh tế trong tương lai 1 cách dễ dàng hơn và thấu đáo hơn, tiến gần đến cánh cửa chinh phục tự do tài chính và an tâm đầu tư, phát triển mục tiêu cá nhân của mình.

Kiểm tra sức khoẻ tài chính được đánh giá như thế nào là khoẻ mạnh?

Kiểm tra sức khỏe tài chính luôn khỏe mạnh sẽ giúp bạn an tâm đầu tư, giảm nỗi lo và áp lực chi tiêu trong cuộc sống. Tuy nhiên, kiểm tra và đánh giá như thế nào để được gọi là “tài chính khoẻ”? Bạn có thể dựa trên những tiêu chí xác định sau:

  • Nguồn thu nhập của bạn có ổn định không? Có đa dạng hoá nguồn thu nhập theo nhiều hướng chưa?

  • Mức sống trung bình 3 tháng của bạn là bao nhiêu? Tính luôn cho tất cả những khoản cần thiết, phát sinh và tiết kiệm?

  • Có bị ảnh hưởng và chi phối các khoản nợ, thẻ tín dụng, thế chấp hàng tháng hay không?

  • Lên kế hoạch thống kê và chọn mức độ ưu tiên giữa các nhu cầu chi tiêu lớn (nếu có), chẳng hạn như mua nhà, mua xe, đám cưới...

Khi bạn tổng hợp tất cả các khoản mức khấu hao cho nhu cầu và mang đi so sánh với nguồn thu có được, khoản tiền dư phôi ra càng nhiều có nghĩa là tình trạng tài chính của bạn càng chắc và càng khoẻ. Hãy nên duy trì độ bền này thường xuyên để có cuộc sống thoải mái hơn nhé.

sửa khoẻ tài chính an tâm đầu tư

Hoàn tất kiểm tra sức khoẻ tài chính thì nên chọn cách đầu tư nào để lời sinh lời hiệu quả?

Sau công đoạn kiểm tra sức khoẻ tài chính, bạn có thêm cơ sở để phân tích ngưỡng sống của bản thân và có hướng phát triển phù hợp. Để làm giàu hoá ngân sách từ nhiều nguồn thu khác nhau, bạn có thể chọn nhiều hướng đầu tư khác, bao gồm chủ động lẫn bị động. Những gợi ý để bạn có thể tham khảo thêm chính là: gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, tham gia bất động sản hay làm thêm nghề tay trái…..

Bí quyết để bạn chọn cách đầu tư tài chính hiệu quả, đó là: tiết kiệm, đọc nhiều tài liệu, suy nghĩ thật kỹ và lập chiến lược, rót vốn nhỏ giọt và tích lũy kinh nghiệm, đầu tư thường xuyên và có hệ thống, nguyên tắc.