Năm 2022

106. Thi Nhu Quynh Bach, Duc Tuan Cao, Thi Hong Lien Hoang, Anh Duy Do, Mai Anh Nguyen, Thi Quyen Vu, Thi Dao Phi, Thi Hong Minh Le, Thi Mai Huong Doan, Van Cuong Pham, Trong Quan Khong, Quoc Tuan Nguyen, Jung-Woo Chae, Hwi-Yeol Yun, Min-Kyun Na, Young-Ho Kim, Van Chuc Dang, Truong Son Nguyen, Van Hung Nguyen (2022). Cyclodipeptides Isolated from a Marine-Derived Fungus Penicillium chrysogenum M612 of Bai Tu Long Sea, Quang Ninh, Vietnam. In: Van Toi V., Nguyen T.H., Long V.B., Huong H.T.T. (eds) 8th International Conference on the Development of Biomedical Engineering in Vietnam. BME 2020. IFMBE Proceedings, vol 85, pp 527-537. Springer, Cham.

Bacterial resistance is getting more and more serious, and Vietnam is one of the high bacterial resistance prevalent countries in the world. Hence, the development of new antimicrobial agents, domestically, is urgently needed. During the course of our screening program, the ethyl acetate extract of a marine-derived fungus strain (Penicillium chrysogenum M612), isolated from sediment collected in Bai Tu Long sea, showed good inhibition activities against tested clinical important microbial pathogens. Subsequent analysis of the extracts prepared from the strain M612’s culture broth (50L) led to the isolation of seven cyclodipeptides. Structure of isolated compounds was determined, based on MS; NMR spectroscopic data analysis and compared with literature, as cyclo-(L-Pro-L-Leu) (1), cyclo-(L-Pro-L-Val) (2), cyclo-(L-Ala-L-Pro) (3), cyclo-(L-Pro-L-ILe) (4), cyclo-(L-Pro-L-Phe) (5), cyclo(D-Pro-D-Phe)(6)andcyclo-(L-Pro-L-Tyr)(7). All the compounds were previously reported to have antimicrobial activities. The obtained results suggested that strain M612 can be further studied to develop an antimicrobial agent.

107. Hoang Dinh Chieu, Nguyen Van Hieu, Do Anh Duy, Nguyen Khac Bat, Nguyen Van Nguyen (2022). The Remarkable Results of Marine Biodiversity and Conservation in Vietnam from 2010-2020. Abstrack book of Virtual International Conference on Marine Science and Aquaculture (vICOMSA) 2022 08-10 March 2022, Borneo Marine Research Institute, Universiti Malaysia Sabah. Page 39.

The investigation and assessment of marine biodiversity and conservation have been significantly implemented and considered in Vietnam in recent years. The remarkable results of marine biodiversity and conservation in Vietnam from 2010 – 2020 were presented in three fields, including: (1) species diversity in the typical marine ecosystems; ( 2 ) high techologies applied in marine conservation; ( 3 ) establishment and management of the Marine Protected Areas (MPA). Recently, these research results have been applied in MPA management, marine resource enha ncement and marine habitat restoration in Vietnam.

108. Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Đỗ Văn Khương, Đàm Đức Tiến (2022). Nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du, Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(3): 311-324.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nguồn lợi rong biển phân bố tại vùng biển ven quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Trong bốn chuyến điều tra, khảo sát của ba năm từ 2017 đến 2019, sử dụng phương pháp điều tra thực địa lặn sâu có khí tài SCUBA, kết hợp với thu mẫu, kết quả nghiên cứu đã xác định được 96 loài rong biển thuộc 51 chi, 35 họ, 20 bộ của 4 ngành rong; phát hiện được 1 loài rong cùi bắp cạnh (Tubinaria decurrens) thuộc danh mục các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Kết quả đánh giá độ phủ rong biển tại các trạm khảo sát đạt giá trị trung bình 17,0 ± 3,8%; với sinh lượng trung bình đạt 1.946 ± 217 g/m2. Trữ lượng nguồn lợi rong biển phân bố tập trung trên diện tích khoảng 90ha quanh quần đảo ước tính đạt 1.751 ± 195 tấn tươi. Một số chi rong biển chiếm ưu thế về nguồn lợi như chi rong loa (Turbinaria), rong mơ (Sargassum), rong quạt (Padina), rong mào gà (Palisada)… Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển và quản lý nguồn lợi rong biển tại vùng biển ven quần đảo này.

109. Đỗ Anh Duy, Đinh Thanh Đạt, Trần Văn Hướng (2022). Nguồn lợi rong biển quần đảo Phú Quý, Bình Thuận. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2022”, Nha Trang 13-14/9/2022: 86-97.

Kết quả hai chuyến điều tra, khảo sát năm 2017 - 2018 đã xác định được 136 loài rong biển thuộc 61 chi, 36 họ, 21 bộ của 4 ngành rong. Ghi nhận 4 loài rong biển thuộc danh mục các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ theo Sách Đỏ Việt Nam (2007). Độ phủ rong biển tại các trạm khảo sát đạt giá trị trung bình 17,9 ± 3,8%; sinh lượng trung bình đạt 1.961 ± 319 g/m2. Trữ lượng nguồn lợi rong biển phân bố tập trung trên diện tích khoảng 310 ha quanh quần đảo ước tính đạt 6.079 ± 989 tấn tươi. Một số chi rong biển chiếm ưu thế về nguồn lợi như chi rong guột (Caulerpa), rong mơ (Sargassum), rong cải biển (Ulva), rong mào gà (Laurencia, Palisada)…

110. Nguyễn Thị Mai (chủ biên), Đỗ Anh Duy, Lê Hoàng Vũ (2022). Kỹ thuật trồng và chế biến rong biển. Nhà xuất bản Nghệ An, 96tr.

111. Đỗ Anh Duy (chủ biên), Đỗ Văn Khương, Đàm Đức Tiến, Đinh Thanh Đạt, Trần Văn Hướng, Nguyễn Thị Mai (2022). Đa dạng sinh học và nguồn lợi rong biển tại các đảo tiền tiêu ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Nghệ An, 196tr.

112. Đỗ Anh Duy (chủ biên), Lại Duy Phương, Bùi Minh Tuấn, Trần Văn Hướng (2022). Cách nuôi bào ngư chín lỗ. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 42tr.

113. Đỗ Anh Duy (chủ biên), Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Kim Thoa (2022). Cách trồng rong nho biển trong bể. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 39tr.

114. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương (2022). Rong biển quần đảo Cô Tô, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Số 29, 12-2022: 153-164.

Kết quả phân tích các mẫu vật thu thập được trong hai chuyến điều tra khảo sát năm 2017 - 2018 tại quần đảo Cô Tô đã ghi nhận được 79 loài rong biển thuộc 31 họ, 20 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Lam (Cyanobateria) xác định được 2 loài, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) 40 loài, ngành rong Nâu (Ochrophyta) 24 loài, ngành rong Lục (Chlorophyta) 13 loài. Mức tương đồng loài giữa các trạm khảo sát trung bình đạt 35,0%; sinh lượng nguồn lợi rong biển trung bình đạt 431 ± 90,5 g/m2, trong đó chi rong thuỳ (Lobophora) có sinh lượng lớn nhất đạt 163,3 ± 33,4 g/m2. Quần đảo Cô Tô có mức đa dạng loài rong biển ở mức trung bình so với các vùng biển đảo ven bờ khác trong vịnh Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu cập nhật và cung cấp số liệu hiện trạng mới nhất về đa dạng loài rong biển tại vùng biển này.