Năm 2010

1. Nguyễn Kim Thoa, Đỗ Anh Duy, Vũ Minh Hào, 2010. Thực vật phù du tại một số vùng rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. Bản tin Viện Nghiên cứu Hải sản, Số 18, tháng 10/2010: 9-13.

Kết quả nghiên cứu trong hai năm (2008 và 2009), mỗi năm triển khai hai chuyến khảo sát vào các tháng 3,4,5 và các tháng 9,10,11 đã xác định được 189 loài thuộc 49 họ, 31 bộ trong 6 ngành tảo. Thành phần loài đa dạng nhất thuộc về ngành Bacillariophyta với 120 loài thuộc 26 họ, 17 bộ; ngành Myzozoa với 25 loài thuộc 9 họ, 5 bộ. Thấp nhất là ngành Euglenozoa và ngành Streptophyta cùng có 4 loài thuộc 1 họ, 1 bộ. Trong tổng số 189 loài TVPD được xác định, có 27 loài TVPD có khả năng gây hại và sinh độc tố.

Tại bốn vùng RNM nghiên cứu, RNM xã Đồng Rui có 84 loài, Hưng Hoà (98 loài), Long Sơn (104 loài), VQG Cà Mau (101 loài).

TVPD RNM thích ghi với phạm vi độ mặn rộng và chủ yếu thuộc nhóm tảo sống phù du, chỉ có một số loài sống bám đáy (một số loài tảo thuộc chi Prorocentrum).

Số lượng loài và mật độ tế bào/m3 nước cao vào các tháng 3,4,5; thấp vào các tháng 4,5,6. Đồng Rui có mật độ trung bình tế bào/m3 cao nhất (14,9x106 tế bào/m3). Long Sơn và VQG Cà Mau có mật độ trung bình thấp hơn (9,4x106 tế bào/m3 nước).

Tính đa dạng sinh học quần xã TVPD RNM khá cao. Chỉ số đa dạng loài (H’) trung bình cao nhất tại Long Sơn là 4,38; thấp nhất ở Đồng Rui là 3,24. Giá trị tính đa dạng (Dv) dao động trong khoảng 2,09-3,02, có thể xếp mức độ đa dạng TVPD tại 4 vùng RNM nghiên cứu có mức đa dạng tương đối tốt và phong phú.