Năm 2019

49. Do Anh Duy, Hoang Dinh Chieu, Bui Minh Tuan, Nguyen Kim Thoa, 2019. Development of commercial seaweed farming at the offshore Islands in Vietnam. 2nd International Conference on Aquaculture & Marine Biology, March 25-26, 2019, Paris, France. p.36.

Seagrape (Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837) and red seaweed (Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ex P.C.Silva, 1996) are commercially important species, which contain many beneficial nutrients including mineral substance, molecules relevant and vitamin. They are known to be useful for human and as the main materials for extracting carrageenan. Two culture models of seaweeds (cultivating in concrete ponds and in floating cages) were implemented from 2018-2019 at the offshore Islands in Vietnam. The culture model in concrete ponds was performed at Ly Son Island (Quang Ngai, middle of Vietnam). After each culture batch in this model (35 days), seaweeds developed well with seedling productivity of 4.61 ± 0.82 kg raw seaweed/frame 90x80 cm; growth rate of 1.78 ± 0.25 %/day; proportion of vertical seaweed body of 62.6 ± 3.5%; proportion of 5-cm vertical seaweed body of 28.7 ± 1.9% (edible seaweeds); average harvestable yield of 1.33 ± 0.16 kg/frame 90x80 cm. The culture model in floating cages was performed at Phu Quy Island (Binh Thuan, middle of Vietnam). After each culture batch in the floating cages (60 days), seaweeds developed well with seedling productivity of 0.7 ± 0.068 kg raw seaweed/piece (20-25 pieces/line suspended inside cage) and growth rate of 3.74 ± 0.19 %/day. These results provide a platform towards large-scale farming of these commercial seaweeds at the offshore Islands in Vietnam.

50. Dang Diem Hong, Hoang Thi Lan Anh, Le Thi Thom, Nguyen Cam Ha, Dam Duc Tien, Do Anh Duy, 2019. The genus Gracilaria in Vietnam. In: Taxonomy of Southeast Asian Seaweeds III (Edited by Siew-Moi Phang, Sze-Looi Song, Phaik-Eem Lim). Monograph Series 17: 28-46.

Vietnam has a great diversity of the seaweed flora, which is manifested in the total number of species. Several seaweed species have economic importance such as food for human, industrial materials, traditional medicine, biofertilizers and biofuels. The Gracilariaceae (Rhodophyta) has emerged as one of the families that possess economic potential as a source of agar and colloid industries. Among the genera belonging to Gracilariaceae family, Gracilaria is an important genus for agar production. In Vietnam, at present, twenty-two species of Gracilaria have been described and reported. The genus Gracilaria is widely distributed along the coasts of Vietnam, on the entire littoral zone from ponds, lagoons to the coastal areas of the islands, from brackish water to seawater areas, from Quang Ninh to Kien Giang province. Among them, G. firma, G. tenuistipitata are important sources of raw materials for the agar industry production and are cultivated at a commercial scale. In this paper, we summarize the taxonomy, distribution and ecology and resource status of the genus Gracilaria in Vietnam.

51. The Han Nguyen, Thi Huyen Nguyen, Van Minh Nguyen, Thi Lan Phuong Nguyen, Thi Van Anh Tran, Anh Duy Do, Sang Moo Kim, 2019. Antidiabetic and antioxidant activities of red seaweed Laurencia dendroidea. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine. 9(12): 501-509.

The extract of Laurencia dendroidea showed strong &-glucosidase inhibitory and DPPH radical scavenging activities. Methanolic concentrations affected both &-glucosidase inhibitory and antioxidant activities. A 80% aqueous methanol was the suitable solvent for extraction of enzyme inhibitors and antioxidants. Among solvent fractions, ethyl acetate fraction had the highest inhibitory activities against &-glucosidase with a mixed type of inhibition and the strongest antioxidant activities, and was stable under acidic and thermal conditions. The ethyl acetate fraction treated diabetic mice significantly reduced blood glucose level compared with the diabetic control group (13.16 mmol/L vs. 22.75 mmol/L after 3 hours of treatment). Oral administration of ethyl acetate fraction did not exhibit toxicity at a dose of 100 mg/kg body weight as determined by body weight changes and liver biochemical parameters.

52. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Trần Văn Hướng, Đinh Thanh Đạt, 2019. Hiện trạng đa dạng thành phần loài và nguồn lợi rong biển ven đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Tập 17, số 3: 34-40.

Kết quả phân tích các mẫu vật từ hai chuyến điều tra, khảo sát năm 2017-2018 tại vùng biển ven đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị đã xác định được 96 loài rong biển thuộc 30 họ, 18 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất với 47 loài; tiếp đến là ngành rong Nâu (Ochrophyta) 33 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) 13 loài; thấp nhất là ngành rong Lam (Cyanobacteria) 3 loài. Trong tổng số 96 loài rong biển được xác định, đã ghi nhận được 41 loài rong biển kinh tế. Độ phủ rong biển trung bình đạt 16,5%; sinh lượng trung bình đạt 1,89 kg/m2. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi, phân vùng khai thác, nuôi trồng phát triển nguồn lợi rong biển kinh tế tại huyện đảo.

53. Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Mai, Đặng Diễm Hồng, 2019. Đa dạng loài rong biển ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học Tự nhiên Đại học Huế, Tập 128, số 1A: 51-72.

Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí chiến lược quan trọng (là điểm A10 để vạch đường cơ sở), có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng. Tài nguyên sinh vật vùng biển ven đảo Lý Sơn tương đối phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng nguồn lợi rong biển ven đảo huyện Lý Sơn trong hai năm 2017-2018 đã xác định được 143 loài rong biển thuộc 36 họ, 18 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất với 67 loài; tiếp đến là ngành rong Nâu (Ochrophyta) 39 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) 36 loài; thấp nhất là ngành rong Lam (Cyanobacteria) 1 loài. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được 60 loài rong biển kinh tế; 3 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Sinh lượng rong biển trung bình đạt 3.312±436 g/m2. Một số nhóm loài rong biển kinh tế có sinh lượng lớn như rong mơ (Sargassum), rong câu (Gracilaria, Hydropuntia), rong guột (Caulerpa), rong đá cong (Gelidiella) có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân trên đảo.

54. Đỗ Anh Duy, Đinh Thanh Đạt, Đàm Đức Tiến, 2019. Đa dạng loài và phân bố rong biển quần đảo Nam Du, Kiên Giang. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, Tập 44, số 4A: 71-81.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra bức tranh về hiện trạng đa dạng loài và phân bố của các loài rong biển tại vùng biển quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Trong hai chuyến khảo sát từ ngày 29/7/2017 - 09/8/2017 và 22/4/2018 - 03/5/2018, sử dụng phương pháp điều tra thực địa lặn sâu có khí tài scuba, kết hợp với chụp ảnh, thu mẫu, định loại bằng phương pháp hình thái so sánh, kết quả nghiên cứu đã xác định được 96 loài rong biển thuộc 35 họ, 20 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất với 44 loài; tiếp đến là ngành rong Lục (Chlorophyta) 25 loài; ngành rong Nâu (Phaeophyta) 23 loài; thấp nhất là ngành rong Lam (Cyanophyta) 4 loài. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được 43 loài rong biển kinh tế; 1 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Khu hệ rong biển quần đảo Nam Du có tính nhiệt đới (P = 3,0); chỉ số tương đồng trung bình (S = 0,35). Rong biển thường phân bố tạo thành các dải hẹp ven bờ các đảo, với loài rong cùi bắp cạnh (Tubinaria decurrens) chiếm ưu thế, có tần suất xuất hiện cao, trên 95% tại các trạm khảo sát và trên 50% sinh lượng nguồn lợi rong biển tại đây.

55. Phùng Văn Giỏi, Đỗ Anh Duy, Bùi Minh Tuấn, Đỗ Văn Khương, 2019. Phát triển mô hình trồng rong sụn (Kappaphycus alvarezii) trong ô lồng lưới tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Tại: Hội thảo Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, 31/7/2019.

Rong sụn (Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ex P.C.Silva, 1996), là loài rong biển có giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu chủ yếu để chế biến carrageenan, chế phẩm được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, y dược, mỹ phẩm… Kết quả phát triển mô hình trồng rong sụn trong ô lồng lưới tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận trong năm 2018 cho thấy, với khối lượng trồng ban đầu khoảng 77 ± 4 g/bụi, sau 60-75 ngày nuôi trồng, rong phát triển tốt, có màu vàng nâu; đường kính thân trung bình từ 6-7 mm, chiều dài tản dao động từ 40-50 cm; năng suất trung bình đạt 700 ± 68 g rong tươi/bụi; tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 3,74 ± 0,19 %/ngày; trong đó từ ngày nuôi thứ 31 đến 45, rong có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, trung bình đạt 4,88 ± 0,21 %/ngày. Kết quả nghiên cứu đã mở ra triển vọng phát triển nuôi trồng rong sụn tại các đảo xa bờ, góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam.

56. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Trần Văn Hướng, Nguyễn Văn Hiếu, Thái Thị Kim Thanh, Nguyễn Đắc Thắng, Nguyễn Văn Quân, Đỗ Công Thung, Nguyễn Đức Thế, 2019. Đa dạng sinh học khu bảo tồn biển Cồn Cỏ, Quảng Trị. Trong: Tuyển tập báo cáo khoa học Diễn đàn khoa học toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2019: 239-252.

Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ, đảo tiền tiêu của Tổ quốc nằm án ngữ ở phía Đông tỉnh Quảng Trị, có vị trí rất quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế biển đảo của đất nước. Kết quả nghiên cứu về tài nguyên sinh vật biển tại các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo Cồn Cỏ của Viện Nghiên cứu Hải sản trong các chuyến điều tra khảo sát năm 2007, 2008, 2011, 2015, 2017 và 2018 đã ghi nhận được tổng cộng 954 loài sinh vật biển, bao gồm: 133 loài thực vật phù du; 97 loài động vật phù du; 137 loài san hô (114 loài san hô cứng, 23 loài san hô mềm); 182 loài cá rạn san hô; 302 loài động vật đáy (186 loài động vật thân mềm, 49 loài động vật da gai, 48 loài động vật chân khớp, 19 loài động vật giun đốt); 96 loài rong biển; 1 loài cỏ biển và 6 loài thực vật ngập mặn. Trong tổng số 954 loài sinh vật biển được xác định, có 12 loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ, phục hồi và phát triển. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, góp phần cho việc quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn lợi sinh vật biển tại khu bảo tồn biển Cồn Cỏ.

57. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Trần Văn Hướng, Phùng Văn Giỏi, 2019. Thành phần loài, phân bố và sinh lượng của rong biển ven đảo Vĩnh Thực, Quảng Ninh. Trong: Tuyển tập báo cáo khoa học Diễn đàn khoa học toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2019: 365-377.

Đảo Vĩnh Thực thuộc xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đảo Vĩnh Thực cùng với Mũi Sa Vĩ (Trà Cổ) được coi là địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh chủ quyền biển đảo. Do vậy, các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển đảo này ngoài cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho khai thác và quản lý, cũng sẽ góp phần trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Kết quả điều tra, khảo sát nguồn lợi rong biển trong hai năm 2017-2018 tại vùng biển ven đảo Vĩnh Thực đã xác định được 70 loài thuộc 33 họ, 19 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Lam (Cyanophyta) xác định được 2 loài, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) 40 loài, ngành rong Nâu (Phaeophyta) 12 loài, ngành rong Lục (Chlorophyta) 16 loài. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận có 56 lượt loài rong biển phân bố tại vùng triều, 49 lượt loài phân bố tại vùng dưới triều, trong đó 35 lượt loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều. Chỉ số tương đồng Bray-Curtis trung bình đạt 33%. Sinh lượng trung bình đạt 294±47 g/m2. Đây là các kết quả nghiên cứu, ghi nhận mới về thành phần loài, phân bố và sinh lượng rong biển ven đảo Vĩnh Thực, tỉnh Quảng Ninh.

58. Đinh Thanh Đạt, Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Phùng Văn Giỏi, 2019. Quần xã rong biển ven đảo Thổ Chu, Kiên Giang. Trong: Tuyển tập báo cáo khoa học Diễn đàn khoa học toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2019: 378-393.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm cập nhật các thông tin mới nhất về hiện trạng đa dạng loài và phân bố của các loài rong biển tại vùng biển quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. Trong hai năm 2017-2018, sử dụng phương pháp điều tra thực địa lặn sâu có khí tài Scuba, kết hợp với chụp ảnh, thu mẫu, định loại bằng phương pháp hình thái so sánh, kết quả nghiên cứu đã xác định được 69 loài rong biển thuộc 26 họ, 15 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất với 38 loài; tiếp đến là ngành rong Lục (Chlorophyta) 20 loài; ngành rong Nâu (Phaeophyta) 10 loài; thấp nhất là ngành rong Lam (Cyanophyta) 1 loài. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được 20 loài rong biển kinh tế; 1 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Khu hệ rong biển quần đảo Thổ Chu mang tính nhiệt đới (P = 5,8); chỉ số tương đồng trung bình (S = 0,35). Tại đây, loài rong cùi bắp cạnh (Tubinaria decurrens) luôn chiếm ưu thế về tần suất xuất hiện và sinh lượng nguồn lợi.

59. Bùi Minh Tuấn, Đỗ Anh Duy, Nguyễn Kim Thoa, Đỗ Văn Khương, 2019. Phát triển mô hình trồng rong nho biển (Caulerpa lentillifera J.Agard) trong bể tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trong: Tuyển tập báo cáo khoa học Diễn đàn khoa học toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2019: 930-936.

Rong nho biển (Caulerpa lentillifera J.Agardh, 1837) là loài rong biển rất được ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao do trong rong chứa nhiều chất khoáng, vi lượng và vitamin, rất có lợi cho sức khỏe con người. Kết quả phát triển mô hình trồng rong nho biển trong bể xi măng tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2018 cho thấy, sau mỗi đợt nuôi trồng (30-35 ngày), rong phát triển tốt, năng suất rong toàn tản đạt khoảng 4,61±0,82 kg rong tươi/vỉ lưới (kích thước vỉ: dài x rộng: 90cm x 80cm); tốc độ sinh trưởng đạt 1,78±0,25 %/ngày; tỷ lệ khối lượng thân đứng so với toàn tản đạt 62,6±3,5%, trong đó tỷ lệ khối lượng thân đứng trên 5 cm (phần sử dụng làm thực phẩm) so với toàn tản đạt 28,7±1,9%; khối lượng rong thu hoạch trung bình đạt khoảng 1,33±0,16 kg/vỉ lưới. Kết quả nghiên cứu đã mở ra triển vọng phát triển trồng rong nho biển tại các đảo xa bờ, góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam.

60. Cao Đức Tuấn, Trần Thị Thu Hiền, Bùi Hải Ninh, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Thị Hồng Liên, Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Phùng Văn Giỏi, Nguyễn Mai Anh, Vũ Thị Quyên, Lê Thị Hồng Minh, Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, 2019. Nghiên cứu phân lập vi nấm biển từ trầm tích khu vực biển Cát Bà, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 484: 570-576.

Trong số các vi sinh vật biển, vi nấm đóng vai trò quan trọng, là nguồn sản xuất nhiều hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học, bao gồm kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, kháng viêm, kháng ung thư... Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu về vi nấm biển, số lượng các bài báo công bố từ vi nấm biển tăng rất nhanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vi nấm biển. Trong một nghiên cứu khảo sát về vi nấm biển thành phố Hải Phòng, chúng tôi đã phân lập được 5 chủng vi nấm biển từ 1 mẫu trầm tích thu nhận ở vùng biển Cát Bà, Hải Phòng. Kết quả cho thấy tiềm năng lớn về đa dạng sinh học vi nấm biển thành phố Hải Phòng, hứa hẹn khả năng phát triển nghiên cứu về thành phần hoá học cũng như hoạt tính sinh học của vi nấm biển Hải Phòng.

61. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Trần Mai Đức, Lê Nhứt, 2019. Phát triển các mô hình nuôi trồng rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu ở biển Việt Nam. Tuyển tập Báo cáo hội nghị khoa học: Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ biển và hải đảo của Việt Nam. Hải Phòng, 12/2019: 377-384.

62. Phùng Văn Giỏi, Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Khắc Bát, Nguyễn Văn Hiếu, Đỗ Anh Duy, Đinh Thanh Đạt, Trần Văn Hướng, 2019. Nguồn lợi họ cua bơi (Portunidae) tại khu bảo tồn biển Phú Quốc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 12/2019: 24-32.

Kết quả điều tra, đánh giá vào tháng 8/2018 ghi nhận tổng cộng 24 loài của 5 giống thuộc họ cua bơi (Portunidae) tại KBTB Phú Quốc. Trong đó, HST rạn san hô có 22 loài, 3 giống; mật độ 8-12 loài/mặt cắt. HST cỏ biển có 16 loài, 5 giống; mật độ 3-10 loài/mặt cắt. Hệ số tương đồng thành phần loài giữa các kiểu nền đáy từ 0,56-0,90. Tổng trữ lượng ước tính khoảng 326,5 tấn; trong đó HST rạn san hô khoảng 12,6 tấn; HST cỏ biển khoảng 313,9 tấn. Ghi nhận 8 loài có giá trị kinh tế cao.

63. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Đồng Thị Dung, Đàm Đức Tiến, Nguyễn Thế Hân, 2019. Nguồn lợi rong biển ven các đảo tiền tiêu ở biển Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 12/2019: 61-70.

Kết quả nghiên cứu trong hai năm 2017-2018 đã ghi nhận được 375 loài rong biển thuộc 62 họ, 26 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Lam (Cyanophyta) có 16 loài, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 193 loài, ngành rong Nâu (Phaeophyta) có 72 loài và ngành rong Lục (Chlorophyta) có 94 loài. Bước đầu phát hiện bổ sung 4 loài rong biển mới cho danh mục rong biển Việt Nam. Sinh lượng nguồn lợi rong biển trung bình tại 10 đảo tiền tiêu đạt 1.456 ± 304 g/m2; dải độ sâu phân bố tập trung nguồn lợi rong biển từ 1-6 m nước. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng cho việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi rong biển ven các đảo tiền tiêu ở biển Việt Nam.

64. Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Nguyễn Hữu Thiện, Đàm Đức Tiến, Nguyễn Thế Hân, 2019. Thành phần loài, sinh lượng, nguồn lợi rong biển ven đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 12/2019: 71-81.

Kết quả điều tra, khảo sát nguồn lợi rong biển trong hai năm 2017-2018 tại vùng biển ven đảo Trường Sa đã xác định được 81 loài thuộc 33 họ, 17 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Lam (Cyanophyta) xác định được 4 loài, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) 43 loài, ngành rong Nâu (Phaeophyta) 7 loài, ngành rong Lục (Chlorophyta) 27 loài. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 28 loài rong biển kinh tế; sinh lượng nguồn lợi trung bình đạt 1.716 ± 352 g/m2. Kết quả nghiên cứu góp phần định hướng quản lý, phát triển nguồn lợi rong biển ven đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

65. Phùng Văn Giỏi, Đỗ Anh Duy, Bùi Minh Tuấn, Đỗ Văn Khương, 2019. Phát triển mô hình trồng rong sụn (Kappaphycus alvarezii) trong ô lồng lưới tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Khoa học và Công nghệ Nghề Cá Biển; Tập 4/2019: 18-24.

Kết quả xây dựng mô hình nuôi trồng rong sụn trong ô lồng lưới tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận trong hai năm 2018 - 2019 cho thấy, với khối lượng nuôi trồng ban đầu khoảng 77 ± 4 g/bụi, sau 60 ngày nuôi trồng, rong phát triển tốt, có màu nâu vàng; đường kính thân trung bình từ 6 - 7 mm, chiều dài tản dao động từ 40 - 50 cm; năng suất trung bình đạt 700 ± 68 g rong tươi/bụi; tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 3,74 ± 0,19 %/ngày; trong đó từ ngày nuôi thứ 31 đến 45, rong có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, trung bình đạt 4,88 ± 0,21 %/ngày. Kết quả nghiên cứu đã mở ra triển vọng phát triển nuôi trồng rong sụn tại các đảo xa bờ, góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam.

66. Nguyễn Mạnh Linh, Đỗ Anh Duy, Đàm Đức Tiến, 2019. Thành phần loài và phân bố của rong biển vịnh Đông-Bắc, Côn Đảo. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 3A: 325-332.

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của rong biển trong tháng 7 năm 2017 và tháng 4 năm 2018 tại 4 mặt cắt khảo sát thuộc vịnh Đông-Bắc, huyện Côn Đảo đã phát hiện được 60 loài rong biển thuộc 34 chi, 23 họ,16 bộ, của 4 nghành rong khác nhau. Trong đó, ngành lam Cyanophyta có 3 loài chiếm 5,0%; ngành rong đỏ (Rhodophyta, 27 loài, 45,0%); ngành rong lục (Chlorophyta, 15 loài, 25,0%); và ngành rong nâu (Ochrophyta, 15 loài, 25,0%). Số lượng loài tại các mặt cắt nghiên cứu dao động từ 12 loài/điểm (điểm 12) đến 48 loài/điểm (điểm 13) và trung bình là 27 loài/điểm. Hệ số tương đồng S (Sorrenson) của các loài tại 4 mặt cắt khảo sát dao động từ 0,23% đến 0,66% và trung bình là 0,42%. Trong số 60 loài đã phát hiện được, chỉ có 4 loài phân bố ở vùng triều (chiếm 6,7% tổng số loài), 24 loài phân bố ở vùng dưới triều (40,0%) và 32 loài phân bổ ở cả vùng triều và vùng dưới triều (53,3%). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong số 60 loài rong biển có 24 loài nằm trong nhóm rong biển có giá trị kinh tế phân bố trong khu vực.

67 Hong D.D., Duy D.A. and Thu N.H., 2019. Gelidiopsis intricata voucher LS1 large subunit ribosomal RNA gene, partial sequence. GenBank: MN625841.1.

68. Hong D.D., Duy D.A. and Thu N.H., 2019. Gelidiopsis intricata voucher LS1 small subunit ribosomal RNA gene, partial sequence. GenBank: MN625977.1.

69. Hong D.D., Duy D.A. and Thu N.H., 2019. Acanthophora spicifera voucher LS16 small subunit ribosomal RNA gene, partial sequence. GenBank: MN626387.1.