Năm 2020

70. Hong D.D., Duy D.A. and Thu N.H., 2020. Caulerpa taxifolia voucher LS25 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636847.1.

71. Hong D.D., Duy D.A. and Thu N.H. , 2020. Caulerpa serrulata voucher PQ7 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636848.1.

72. Hong D.D., Duy D.A. and Thu N.H., 2020. Hypnea pannosa voucher LS37 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636849.1.

73. Hong D.D., Duy D.A. and Thu N.H., 2020. Pyropia suborbiculata voucher PQ6 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636850.1.

74. Tam L.T., Hien H.T.M., Thu N.T.H., Lan Anh H.T., Ha N.C., Tien D.D., Duy D.A. and Hong D.D., 2020. Hydropuntia edulis voucher ADN-2 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636851.1.

75. Tam L.T., Hien H.T.M., Thu N.T.H., Lan Anh H.T., Ha N.C., Tien D.D., Duy D.A. and Hong D.D., 2020. Laurencia paniculata voucher ADN-3 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636852.1.

76. Tam L.T., Hien H.T.M., Thu N.T.H., Lan Anh H.T., Ha N.C., Tien D.D., Duy D.A. and Hong D.D, 2020. Laurencia intricata voucher ADN-5 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636854.1.

77. Tam L.T., Hien H.T.M., Thu N.T.H., Lan Anh H.T., Ha N.C., Tien D.D., Duy D.A. and Hong D.D., 2020. Agarophyton vermiculophyllum voucher ADN-8 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636855.1.

78. Tam L.T., Hien H.T.M., Thu N.T.H., Lan Anh H.T., Ha N.C., Tien D.D., Duy D.A. and Hong D.D., 2020. Laurencia corymbosa voucher PQ5 ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase large subunit (rbcL) gene, partial cds; chloroplast. GenBank: MN636856.1.

79. Thi Van Anh Tran, Van Minh Nguyen, Duy Hien Tran, Le Thanh Tuyen Nguyen, Thi Hong Tuoi Do, Thi Le Thuy Nguyen, Quang Ngoc Tran, Anh Duy Do, Sang Moo Kim and The Han Nguyen, 2020. Isolation and evaluation of antimicrobial and anticancer activities of brominated sesquiterpenes from Vietnamese red alga Laurencia intermedia Yamada. Bioscience Research, 17(1): 459-466.

The brominated sesquiterpenes were demonstrated to have diverse biological properties both in vitro and in vivo. In this study, three brominated sesquiterpenes including aplysistatin (1), palisadin A (2) and palisadin B (3) from the methanol extract of Vietnamese red alga Laurencia intermedia Yamada were purified and characterized. The antimicrobial activities of the purified sesquiterpenes were determined against human pathogen, shrimp and fish bacterial pathogens. The cytotoxic activities against human liver cancer (Hep-G2), breast cancer (MDA-MB-231) and muscle rhabdomyosarcoma (RD) cell lines were also evaluated. Compounds 1-3 exhibited the antimicrobial activities against Vibrio harveyi and Edwardsiella ictalurid with the MIC values of 250 and 500 µg/mL, respectively. All purified sesquiterpenes 1-3 showed the anticancer activities against Hep-G2 with the IC50 values of 33.98 ± 2.02, 36.70 ± 3.45 and 43.70 ± 7.18 µM, respectively. Only compound 1 exhibited the cytotoxic effects on MDA-MB-231 and RD cell lines, with the IC50 values of 18.86 ± 2.45 and 24.22± 2.21 µM, respectively.

80. Đỗ Anh Duy, Nguyễn Khắc Bát, Nguyễn Văn Hiếu, 2020. Hiện trạng thành phần loài và phân bố cỏ biển tại quần đảo Hải Tặc và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Khoa học và Công nghệ Nghề cá biển; Tập 1/2020: 20-28.

Kết quả khảo sát thực địa vào tháng 9/2018 và tháng 3/2019 tại quần đảo Hải Tặc và Phú Quốc, đã xác định được 9 loài cỏ biển, đó là: cỏ kiệu tròn (Cymodocea rotundata), cỏ kiệu răng cưa (Cymodocea serrulata), cỏ hẹ tròn (Halodule pinifolia), cỏ hẹ ba răng (Halodule uninervis), cỏ lăn biển (Syringodium isoetifolium), cỏ lá dừa (Enhalus acoroides), cỏ vích (Thalassia hemprichii), cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) và cỏ xoan (Halophila ovalis). Tại quần đảo Hải Tặc, diện tích phân bố các thảm cỏ biển vào khoảng 30 ha, tập trung chính tại khu vực phía Đông Bắc hòn Đốc, phía Đông hòn Trục Môn và phía Bắc hòn Đôi. Tại Phú Quốc, cỏ biển phân bố tập trung tại khu vực Bãi Bổn, Rạch Vẹm, Bãi Thơm, Bãi Vòng, Đá Bạc... diện tích phân bố tập trung vào khoảng 3.900 ha. Các thảm cỏ vích (Thalassia hemprichii) luôn chiếm ưu thế, chiếm trên 80% diện tích phân bố cỏ biển ở cả hai khu vực này. Kết quả đánh giá phân bố mật độ chồi cỏ biển tại hai khu vực này trung bình vào khoảng 177 ± 48 chồi/m2; độ phủ cỏ biển trung bình đạt 34,0 ± 10,0 %; sinh lượng trung bình đạt 790 ± 242 g/m2.

81. Trần Văn Hướng, Nguyễn Khắc Bát, Nguyễn Văn Hiếu, Đỗ Anh Duy, Bùi Minh Tuấn, Phùng Văn Giỏi, Nguyễn Kim Thoa, 2020. Cấu trúc quần xã cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô ven quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Khoa học và Công nghệ Nghề cá biển; Tập 2/2020: 16-22.

Nam Du là quần đảo nằm về phía Tây Nam của Tổ quốc trong Vịnh Thái Lan thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Kết quả khảo sát hai năm 2018-2019 đã xác định được 108 loài cá rạn san hô thuộc 70 giống, 40 họ, 11 bộ, 2 lớp, trong đó họ cá Thia (Pomacentridae) chiếm ưu thế với 17 loài. Ghi nhận 4 loài thuộc danh mục Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Chỉ số đa dạng loài khá cao, H' = 3,92. Mật độ trung bình đạt 975,38 cá thể/500m2, mật độ trung bình mùa gió Đông Bắc thấp hơn mùa gió Tây Nam. Nhóm cá có kích thước <10 cm chiếm trên 71% số lượng cá thể bắt gặp.

82. Đỗ Anh Duy, Nguyễn Khắc Bát, Nguyễn Văn Hiếu, 2020. Phân bố cỏ biển tại quần đảo Hải Tặc, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ; Tập 56, Số 4A (2020): 18-25.

Kết quả nghiên cứu tại quần đảo Hải Tặc, Hà Tiên, Kiên Giang vào tháng 9/2018 và tháng 3/2019 đã lần đầu ghi nhận 6 loài cỏ biển: cỏ kiệu tròn (Cymodocea rotundata), cỏ kiệu răng cưa (Cymodocea serrulata), cỏ hẹ ba răng (Halodule uninervis), cỏ lá dừa (Enhalus acoroides), cỏ vích (Thalassia hemprichii) và cỏ xoan (Halophila ovalis). Diện tích phân bố khoảng 30 ha, tập trung tại khu vực phía Đông Bắc Hòn Đốc, phía Đông Hòn Trục Môn và phía Bắc Hòn Đôi. Các bãi cỏ vích (Thalassia hemprichii) luôn chiếm ưu thế. Phân bố mật độ chồi cỏ biển trung bình đạt 201 ± 34 chồi/m2; độ phủ trung bình đạt 33,8 ± 15,1%; sinh lượng trung bình đạt 690 ± 267 g/m2; trữ lượng ước tính vào khoảng 207 ± 80 tấn tươi.

83. Đỗ Anh Duy, Nguyễn Khắc Bát, Nguyễn Văn Hiếu, 2020. Phân bố rong biển trong hệ sinh thái rạn san hô tại quần đảo Hải Tặc, Nam Du và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia lần thứ IV: Môi trường và Phát triển bền vững. Hà Nội, 2020: 388-398.

Hai chuyến khảo sát thực địa vào tháng 9/2018 và tháng 3/2019, đã xác định được 124 loài rong biển thuộc 41 họ, 23 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 57 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) có 30 loài; ngành rong Nâu (Ochrophyta) có 28 loài và ngành rong Lam (Cyanobacteria) có 9 loài. Quần đảo Nam Du xác định được 93 loài, Phú Quốc 70 loài và Hải Tặc 52 loài. Phát hiện được 1 loài rong loa bắp cạnh (Turbinaria decurrens) nằm trong danh mục các loài cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ở Việt Nam, mức độ đe dọa VU (loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn). Rong biển phân bố tập trung ở độ sâu từ 0 m hải đồ đến 5-6 m nước với loài rong loa bắp cạnh (Turbinaria decurrens) chiếm ưu thế. Khu hệ rong biển có tính nhiệt đới (P = 3,1). Độ phủ trung bình rong biển đạt 29,2 ± 7,6 %; sinh lượng trung bình đạt 566 ± 210 g/m2.

84. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, 2020. Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ: Giá trị đa dạng sinh học biển. Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia lần thứ IV: Môi trường và Phát triển bền vững. Hà Nội, 2020: 399-406.

Bạch Long Vĩ là huyện đảo xa của thành phố Hải Phòng, cũng là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ và nằm trong khoảng giữa Vịnh. Vùng biển Bạch Long Vĩ chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên và sinh vật biển rất phong phú và đa dạng, với nhiều kiểu hệ sinh thái biển đặc trưng mà nhiều vùng biển đảo ven bờ khác không có, như hệ sinh thái bãi cát biển, bãi triều đá, rừng ngập mặn và đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô - rạn đá kết hợp với nhiều tập đoàn san hô tạo rạn đa dạng về hình thái, đã hấp dẫn nhiều nhóm sinh vật có lối sống khác nhau đến cư trú và phát triển. Việc thành lập và đi vào hoạt động Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ đã góp phần bảo tồn, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học biển đặc trưng này.

85. Thu Hue Pham, Van Tuyen Anh Nguyen, Thi Thanh Trung Do, Anh Duy Do, Duc Tien Dam, Thi Thanh Van Tran, Quoc Long Pham and Tat Thanh Le, 2020. Lipidomics and Anti-Inflammation Activity of Brown Algae, Lobophora sp., in Vietnam. Journal of Chemistry, Volume 2020, Article ID 8829054, pp.1-10.

Lobophora sp., belonging to brown macro algae phylum, is found in coral reefs. In this study, the fatty acid composition, lipid classes, polar lipid molecular forms, and bioactivities of this algae have been determined. It follows that five classes including polar lipid (Pol), sterol (ST), free fatty acids (FFA), triacylglycerol (TAG), and hydrocarbon and wax (HW), 23 fatty acids containing 5 PUFAs (ALA, GLA, AA, EPA, and DHA) and 157 molecular types of polar lipid group containing 48 phospholipid molecular forms belonging to 4 subclasses (PI (11), PC (14), PG (22), PA (1)), 45 glycolipid molecular forms classified into 3 subclasses of MGDG (8), DGDG (1), SQDG (36), and 64 betaine lipid molecular forms belonging to 2 subclasses (DGTA (37), DGTS (27)) have been identified for the first time from this algae. Furthermore, both polar lipid (PL) and unpolar lipid (UPL) show the NO inhibition activities with values of IC50 ranging from 52.10 to 66.21 µg/mL. Thus, lipid of this brown algae could promise to be a potential source for application in food, cosmetic, and pharmaceutic industry.

86. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương (2020). Đa dạng loài rong biển khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tháng 11/2020: 102-111.

Kết quả phân tích các mẫu vật thu thập được trong hai chuyến điều tra khảo sát năm 2017 - 2018, kết hợp với thống kê tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong các năm 2006, 2007, 2008 và 2010 về rong biển của Viện nghiên cứu Hải sản tại khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ đã ghi nhận được 112 loài rong biển thuộc 42 họ, 21 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Lam (Cyanobateria) xác định được 9 loài, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) 55 loài, ngành rong Nâu (Ochrophyta) 23 loài, ngành rong Lục (Chlorophyta) 25 loài. Mức tương đồng loài giữa các trạm khảo sát trung bình đạt 33,7%; sinh lượng nguồn lợi rong biển trung bình đạt 283 ± 37,8 g/m2. Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ có số loài rong biển phong phú và đa dạng so với các vùng biển đảo ven bờ khác trong Vịnh Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu cập nhật và cung cấp số liệu tổng hợp nhất về đa dạng loài rong biển tại vùng biển này.

87. Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Phùng Văn Giỏi, Hoàng Thị Hồng Liên, Nguyễn Mai Anh, Lê Thị Hồng Minh, Đoàn Thị Mai Hương, Phạm Văn Cường, Young Ho Kim, Đặng Văn Chức, Nguyễn Văn Hùng, Cao Đức Tuấn (2020). Kết quả nghiên cứu ban đầu về tiềm năng sinh vật biển khu vực Cô Tô - Thanh Lân phục vụ nghiên cứu phân lập vi nấm biển. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tháng 11/2020: 112-121.

Vùng biển Cô Tô - Thanh Lân, thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh có giá trị đa dạng sinh học cao, tài nguyên sinh vật phong phú, có tiềm năng lớn cho nuôi cấy, phân lập các chủng vi nấm biển phục vụ cho các mục đích sử dụng của con người. Kết quả thu thập mẫu vật từ ngày 17/8/2019 - 23/8/2019 tại vùng biển ven đảo Cô Tô - Thanh Lân bằng phương pháp lặn sâu có khí tài SCUBA đã thu thập được 124 mẫu vật của 71 loài sinh vật biển phục vụ cho nghiên cứu phân lập vi nấm biển. Trong đó, nhóm hải miên thu thập được 44 mẫu vật của 18 loài; động vật thân mềm (35 mẫu, 24 loài); động vật da gai (19 mẫu, 12 loài); động vật giáp xác (9 mẫu, 6 loài); san hô mềm (7 mẫu, 3 loài); cá rạn san hô (4 mẫu, 3 loài); rong biển (1 mẫu, 1 loài). Các nhóm khác (hải quỳ, hải tiêu, giun đốt) 5 mẫu, 4 loài. Từ các mẫu sinh vật biển thu thập được đã phân lập được 28 chủng vi nấm biển. Các chủng vi nấm biển đã phân lập có nguồn gốc đa dạng, trong đó nhóm động vật da gai chiếm ưu thế (10/28 chủng), tiếp đến là hải miên (9/28 chủng), động vật thân mềm (5/28 chủng), động vật giáp xác (2/28 chủng), san hô mềm (1/28 chủng) và giun đốt (1/28 chủng). Với hình thái và màu sắc khuẩn lạc đa dạng, các chủng vi nấm biển đã phân lập là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho nghiên cứu phục vụ cho các ngành công nghiệp, y học và dược liệu biển.

88. Trần Văn Hướng, Đỗ Anh Duy, Nguyễn Văn Long, Thái Minh Quang (2020). Hiện trạng đa dạng sinh học và mật độ cá rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tháng 11/2020: 122-131.

Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ không những có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế biển mà còn được đánh giá là một trong những khu bảo tồn biển có mức độ đa dạng sinh học cao. Kết quả điều tra khảo sát nguồn lợi nhóm cá rạn san hô bằng phương pháp dây mặt cắt (Line-intercept method), có sử dụng thiết bị lặn sâu (SCUBA) tại khu bảo tồn biển Cồn Cỏ năm 2018 và năm 2020 đã xác định được 104 loài cá rạn san hô thuộc 52 giống, 28 họ, 4 bộ. Nhóm cá cảnh chiếm số lượng nhiều nhất như họ cá thia (Pomacentridae) 23 loài, họ cá bàng chài (Labridae) 19 loài, họ cá bướm (Chaetodontidae) 12 loài. Khu vực phía Nam đảo có độ sâu trung bình cao nhất (7,6 m) cũng là khu vực có số lượng loài cao nhất (81 loài). Chỉ số đa dạng loài cá rạn khá cao (H' = 3,76). Mật độ trung bình đạt 300,3 ± 47,5 cá thể/ 500 m2. Nhóm cá có kích thước < 10 cm có mật độ trung bình đạt 155,1 ± 24,8 cá thể/ 500 m2 (chiếm 51,56%). Nhóm cá có giá trị làm thực phẩm với kích thước > 30 cm có mật độ trung bình đạt 7,1 ± 1,1 cá thể/ 500 m2 (chiếm 2,52%), điển hình là các loài Scarus ghobban; Scarus rivulatus; Epinephelus rivulatus; Cephalopholis argus; Siganus guttatus. Kết quả nghiên cứu đã cập nhật số liệu mới nhất về nhóm cá rạn san hô tại khu bảo tồn biển Cồn Cỏ.

89. Cao Đức Tuấn, Trần Thị Thanh Hoa, Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Mai Anh, Hoàng Thị Hồng Liên, Lê Thị Hồng Minh, Phạm Văn Cường, Đỗ Anh Duy, Young Ho Kim, Đặng Văn Chức, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Thị Mai Hương (2020). Các hợp chất thứ cấp phân lập từ chủng vi nấm có nguồn gốc từ loài hải sâm tại vùng biển Cô Tô - Thanh Lân. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 20, Số 4B; 2020: 1-10.

Trong chương trình sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn vi nấm biển, cặn chiết ethyl acetat của chủng vi nấm Zasmidium sp. M617 phân lập từ loài hải sâm tại vùng biển Cô Tô - Thanh Lân (Quảng Ninh, Việt Nam) thể hiện hoạt tính đối với 2 chủng Gram (+) Enterococcus faecalis ATCC29212, Bacillus cereus ATCC14579, 2 chủng Gram (-) Pseudomonas aeruginosa ATCC27853, Salmonella enterica ATCC13076 và chủng nấm Candida albicans ATCC10231. Trong bài báo này, chúng tôi công bố về kết quả phân lập và thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của 7 hợp chất thứ cấp là norharman (1), epitaraxerol (2), stigmasta-7-en-3β-ol (3), 1H-Indole-3-carboxylic acid (4), cyclo-(Leu-Tyr) (5), cyclo-(Pro-Phe) (6), 4hydroxybenzoic acid (7) từ chủng Zasmidium sp. M617. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ bao gồm phổ khối lượng ESI-MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) 1 và 2 chiều, kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo. Hợp chất 1 thể hiện hoạt tính chọn lọc đối với chủng Escherichia coli. Hợp chất 2 và 3 thể hiện hoạt tính đối với 3 chủng vi khuẩn Gram (+) và chủng nấm Candida albicans.