Năm 2017

39. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, 2017. Hiện trạng nguồn lợi và khai thác rong biển Việt Nam. Hội thảo khoa học Phát triển ngành Rong biển Việt Nam, Nha Trang 9-10/3/2017.

40. Đỗ Anh Duy, Hoàng Đình Chiều, Phùng Văn Giỏi, 2017. Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm rạm (Varuna litterata) đạt năng suất 2,5 tấn/ha/năm. Khoa học và công nghệ nghề Cá biển, Viện Nghiên cứu Hải sản, Tập 3-năm 2017: 18-23.

41. Đỗ Văn Khương, Đỗ Anh Duy, 2017. Kết quả nghiên cứu bước đầu về tiềm năng nguồn lợi, khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu ở biển Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng biển đảo Việt Nam”. Đồ Sơn ngày 25/11/2017.

42. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Trần Văn Hướng, Nguyễn Văn Hiếu, Đỗ Công Thung, Nguyễn Văn Quân, 2017. Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Số 14, 11 - 2017.

The research results from the field survey in March 2011 and October 2015 of Research Institute for Marine Fisheries (RIMF) presented an overall picture of the marine species diversity in coral reef ecosystems and other coastal areas surrounding Tho Chau archipelago, Kien Giang province. A total of 1,101 marine species were identified, including 161 species of phytoplankton; 75 species of zooplankton; 57 species of seaweed; 6 species of seagrass; 11 species of mangrove plant; 147 species of coral (131 species of hard coral, 16 species of soft coral); 261 species of coral reef fish; and 383 species of zoobenthos (223 species of mollusca, 77 species of echinodermata, 59 species of arthropoda, 24 species of annelida). These research results provide an important scientific foundation for management, conservation and development of marine resources in this area.

43. Đỗ Anh Duy, Hoàng Đình Chiều, Phùng Văn Giỏi, 2017. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của rạm (Varuna litterata) tại Kim Sơn, Ninh Bình. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 12/2017: 64-68.

Nghiên cứu nhằm xác định mật độ nuôi phù hợp cho nuôi thương phẩm rạm Varuna litterata (Fabricius, 1798) tại Kim Sơn, Ninh Bình. Thí nghiệm được thực hiện với 03 mật độ nuôi khác nhau: 15 con/m2; 25 con/m2 và 35 con/m2. Kết quả đánh giá, tại các mật độ nuôi 15; 25 và 35 con/m2, rạm có tốc độ tăng trưởng về chiều dài mai lần lượt là 4,12±0,85; 4,19±0,97 và 3,82±0,92 mm/tháng; tốc độ tăng trưởng về khối lượng lần lượt là 3,3±0,42; 3,3±0,42 và 3,0±0,39 g/tháng; tỷ lệ sống lần lượt là 76,4; 75,6 và 63,4%. Như vậy, khi nuôi với mật độ 15 và 25 con/m2, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của rạm cao hơn khi nuôi với mật độ 35 con/m2. Khi xét cả về tính hiệu quả kinh tế, mật độ nuôi 25 con/m2 cho hiệu quả cao nhất.

44. Lại Duy Phương, Nguyễn Quang Hùng (chủ biên), Đỗ Văn Khương, Nguyễn Văn Quân, Hoàng Xuân Bền, Vũ Thế Thảo, Astakhov Dimistry, Savinkin Oleg, Đỗ Anh Duy, Bùi Thị Thu Hiền, 2017. Atlas cá rạn san hô thường gặp ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: 364tr.

Cuốn sách đã mô tả chi tiết về hình thái phân loại, phân bố - sinh thái và giá trị sử dụng của hơn 300 loài cá rạn san hô thường gặp ở biển Việt Nam (có đầy đủ hình ảnh màu mô tả, minh họa).