Năm 2018

45. Nguyen Quang Hung, Hoang Dinh Chieu, Dong Thi Dung, Le Tuan Son, Vu Trieu Duc, and Do Anh Duy, 2018. Climate change impacts on marine ecosystems in Vietnam. In: Environmental Management of Marine Ecosystems (Edited by Md. Nazrul Islam, Sven Erik Jorgensen). Taylor and Francis Group CRC Publication. pp: 209-235.

46. Lưu Thị Tâm, Hoàng Thị Minh Hiền, Ngô Thị Hoài Thu, Hoàng Thị Lan Anh, Nguyễn Cẩm Hà, Đàm Đức Tiến, Đỗ Anh Duy, Đặng Diễm Hồng, 2018. Sử dụng chỉ thị phân tử rbcL để định tên các loài rong biển thuộc chi Gracilaria, Hydropuntia Laurencia của Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội 26/10/2018: 1325-1330.

Việc sử dụng DNA mã vạch (DNA barcoding) để đánh giá mức độ biến đổi về mặt di truyền và định tên khoa học chính xác của các chủng/loài rong biển là rất cần thiết góp phần cho việc phát triển ổn định và bền vững ngành chế biến và nuôi trồng rong biển. Các kết quả nghiên cứu kết hợp các đặc điểm hình thái và giải trình tự gen rbcL để định tên khoa học chính xác các mẫu rong biển thuộc chi Gracilaria, HydropuntiaLaurencia thu thập ở đảo tiền tiêu Lý Sơn, Quảng Ngãi. Kết quả, các mẫu Gracilaria sp. và Hydropuntia sp. thuộc về loài Gracilaria vermiculophylla (JQ768771.1) và Hydropuntia edulis (EF434914.1) với độ tương đồng đạt 99,6%, các mẫu Laurencia sp. 4, 6 và 7 tương ứng thuộc về loài Laurencia paniculata (AF489863.1), L. tronoi (AF489864.1) L. intricata (AY588401.1) với độ tương đồng dao động từ 99,6% đến 99,8%. Các kết quả thu được cho thấy sự đa dạng về thành phần các loài rong biển kinh tế ở các vùng đảo tiền tiêu và cung cấp cơ sở khoa học cho việc nhận diện, khai thác các nguồn rong biển có giá trị kinh tế cao này ở Việt Nam.

47. Trần Văn Hướng, Đỗ Anh Duy, Nguyễn Hữu Thiện, Đinh Thanh Đạt, Phùng Văn Giỏi, Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Văn Hiếu, 2018. Hiện trạng phân bố hải sâm (lớp Holothuroidea) tại vùng biển ven đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang. Kỷ yếu Hội nghị khoa học và công nghệ toàn quốc chuyên ngành thủy sản, giai đoạn 2013-2018.

Kết quả 03 chuyến khảo sát từ năm 2015-2018 của Viện Nghiên cứu Hải sản tại quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang về lớp hải sâm (Holothuroidea) đã xác định được 8 loài hải sâm thuộc 5 giống, 3 họ, 3 bộ. Trong đó, bộ Holothuriida ghi nhận số loài nhiều nhất (5 loài); tiếp đến bộ Apodida (2 loài); bộ Synallactida (1 loài). Mật độ trung bình đạt 20,95 cá thể/500m2; trong đó cao nhất là loài Synaptula lamperti (trung bình đạt 33,26 cá thể/500m2); thấp nhất là loài Synapta maculata (trung bình chỉ đạt 2,2 cá thể/500m2). Loài Holothuria (Halodeima) atra ghi nhận xuất hiện hầu hết tại các mặt cắt khảo sát với tần suất bắt gặp đạt 89,19%. Hai loài loài Holothuria (Halodeima) edulis và loài Synapta maculata bắt gặp với tần suất thấp nhất, lần lượt là 16,22% và 13,51%. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều cá thể hải sâm đen, kích thước từ 1-3 cm với mật độ từ 50-100 con/m2 tại vùng rạn san hô, rạn đáy đá khu vực Bãi Dong và Bãi Ngự.

48. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Đàm Đức Tiến, Đặng Diễm Hồng, Trần Mai Đức, 2018. Tiềm năng nguồn lợi, khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu ở biển Việt Nam. Tuyển tập Hội thảo khoa học lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học công nghệ biển phục vụ nâng cao năng lực quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo Việt Nam. Quy Nhơn, Bình Định ngày 15/12/2018: 134-148.

Kết quả nghiên cứu trong hai năm 2017-2018 của đề tài KC.09.05/16-20: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” đã có được bức tranh toàn cảnh về đa dạng sinh học và nguồn lợi rong biển tại 10 đảo tiền tiêu ở biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tiềm năng nguồn lợi, khả năng khai thác, phát triển các mô hình nuôi trồng rong biển kinh tế cho cộng đồng cư dân trên đảo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo Việt Nam.