Thực tập Địa chất công trình ĐHTL - Sài Gòn & BÌnh dương

Nội dung thực tập

Xem Hướng dẫn chung: 1_HD_TT_DCCT_CS2_BD.pdf

Kiểm tra Thực tập: https://forms.gle/o3JptyrpbNQrcepZA

PHần 1: tham quan bảo tàng - Nhận diện và mô tả mẫu đá và khoáng vật

Xem mục 2.1 file hướng dẫn 1_HD_TT_DCCT_CS2_BD.pdf

Xem Clip hướng dẫn về nhận diện và mô tả mẫu đá và khoáng vật

phần 2: tham quan - đo vẽ Khảo sát tại thực địa

Xem mục 2.1 file hướng dẫn 1_HD_TT_DCCT_CS2_BD.pdf

Xem clip Giới thiệu về thế nằm đơn nghiêng và Cách biểu diễn thế nằm đá

Xem CLIP Hướng dẫn nhanh cách biểu diễn thế nằm đá trên bản đồ

Xem Clip Tìm hiểu địa bàn địa chất

Xem CLip Đo thế nằm đá bằng địa bàn

Xem Clip Đo thế nằm đá bằng điện thoại sử dụng phần mềm Rocklogger

Sinh viên bắt buộc tham dự đầy đủ buổi thăm quan bảo tàng và đi thực địa, mọi lý do vắng mặt đều không được chấp nhận và coi như bỏ học.

phần 3: Công tác xử lý số liệu và lập Mặt cắt báo cáo địa chất công trình

Xem Clip chỉnh lý số liệu thí nghiệm đất

Xem hướng dẫn chỉnh lý số liệu: 2_HD_Chỉnh lý thống kê kết quả thí nghiệm.pdf

Xem ví dụ mẫu để làm theo: 2a_Ví dụ chỉnh lý thống kê số liệu thí nghiệm.pdf

Xem Clip hướng dẫn vẽ mặt cắt địa chất công trình

Xem phân công nhiệm vụ chỉnh lý số liệu: 2b_Phân công bài tập chỉnh lý số liệu thí nghiệm của các lớp đất.pdf

Xem phân công nhiệm vụ vẽ mặt cắt địa chất công trình: 3c_Phân công bài tập vẽ mặt cắt địa chất công trình.pdf

PHần 4: lập báo cáo thu hoạch

Hướng dẫn lập báo cáo địa chất: Xem hướng dẫn 3_HD_lập báo cáo thu hoạch thực tập.pdf; tham khảo 3a_Báo-cáo-thực-tập_tham khảo.pdf và viết báo cáo theo mẫu 3b_Template _Báo cáo thu hoạch.pdf

TÀI LIỆU PHỤC VỤ THỰC TẬP VÀ CÁC YÊU CẦU NHIỆM VỤ DÀNH CHO SINH VIÊN

Sinh viên nộp thẻ sinh viên và báo cáo theo link sau https://forms.gle/Feb1A23hJFDmdwb28

Các câu hỏi ôn tập

Câu hỏi về nhận diện và mô tả mẫu đá

  • Đá tự nhiên ốp ở cổng ĐHTL cơ sở Bình Dương có những loại đá gì? Màu sắc? Kiến trúc? Cấu tạo?

  • Mô tả các đặc điểm chung của các mẫu đá granit quan sát được ở bảo tàng Địa chất? Câu hỏi tương tự với các loại đá phổ biến (đá bazan, đá ryolit, đá gabro, đá diorit, đá vôi, đá cát kết, đá bột kết, đá sét kết, các loại đá phiến, đá gơ nai, đá hoa, đá quartzit).

  • Cho hình ảnh mẫu đá, yêu cầu xác định kiến trúc, cấu tạo và tên đá.

  • Cấu tạo phân lớp đặc trưng cho đá có nguồn gốc nào?

  • Cấu tạo phiến đặc trưng cho đá có nguồn gốc nào?

  • Những đá nguồn gốc nào nào có kiến trúc kết tinh?

  • Kiến trúc toàn tinh đặc trưng cho đá mắc ma hình thành trong điều kiện nào?

  • Kiến trúc ẩn tinh đặc trưng cho đá mắc ma hình thành trong điều kiện nào?

  • Phân biệt đá dăm kết và đá cuội kết?

  • Đá biến chất nhiệt có kiểu kiến trúc gì?

Câu hỏi về công tác đi khảo sát thực địa

  • Mô tả vị trí điểm nghiên cứu số ..... và và đặc điểm địa hình khu vực điểm nghiên cứu đó.

  • Cho thế nằm có góc hướng dốc X và góc dốc Y, biểu diễn thế nằm lên bản đồ và mô tả thế nằm đó.

  • Ghi lại, mô tả và biểu diễn lên bả đồ thế nằm của đá đo được tại điểm lộ ......

  • Kể tên các hiện tượng địa chất quan sát được trong quá trình khảo sát thực địa?

  • Xác định phương hướng (SV được sử dụng địa bàn để đo phương hướng của nhà, đường, hay vị trí của mình với một sự vật nào đó...)

  • Mô tả lại đặc điểm nứt nẻ của đá tại điểm lộ .....

  • Câu hỏi về các quy định trên bản đồ địa chất: về màu sắc, ký hiệu... của các đối tượng trên bản đồ địa chất.

  • Câu hỏi về quy định ghi nhật ký. VD thế nằm đo được ghi ở đâu, vẽ sơ họa được trình bày ở đâu....

  • Cho hình biểu diễn thế nằm của đá, yêu cầu ghi lại và mô tả thế nằm đó.

  • Cho thế nằm của khe nứt và thế nằm của mái dốc, yêu cầu nhận xét về ảnh hưởng của thế nằm tới ổn định của mái dốc (thuận lợi hay không thuận lợi).

  • Địa hình khu vực ĐHTL cơ sở Bình Dương là nguồn gốc gì? loại địa hình? (câu hỏi tương tự với các địa điểm đi qua trong khu vực thực tập).

  • ĐHTL cơ sở BD nằm trong khu vực của hệ tầng nào? Vật liệu đất đá trên bề mặt gồm những vật liệu gì.

  • Phương pháp khảo sát trong quá trình đi thực địa là phương pháp nào?

  • Quy luật sắp xếp các tủ mẫu đá trong bảo tàng theo trật tự nào?

  • Mô tả đặc điểm của vật liệu địa chất (đá, cát) gặp ở trong quá trình đi thực địa.

Câu hỏi về công tác nội nghiệp

  • Báo cáo thực tập gồm những nội dung gì?

  • Cách tính tỷ lệ bản vẽ, ví dụ nếu hố khoan ngoài thực tế sâu 10m, tỷ lệ đứng là 1:100 thì trên mặt cắt chiều dài hố khoan bằng bao nhiêu cm?

  • Trên mặt cắt có những nội dung gì?

  • Mặt cắt địa chất công trình là gì?

  • Hình trụ hố khoan thể hiện những thông tin gì?

  • Vẽ ký hiệu của các loại đất (sét pha, cát pha, sét, cát)

  • Giá trị tính toán chỉ tiêu cơ lý của đất là gì? Câu hỏi tương tự giá trị tiêu chuẩn?

  • Khi số mẫu thí nghiệm ít hơn 6, giá trị tiêu chuẩn được xác định thế nào?

  • Cho các giá trị số đọc thí nghiệm SPT (chỉ số xuyên từng đoạn 15cm: X/Y/Z), xác định chỉ số SPT (N30) và xác định trạng thái của đất dính và độ chặt của đất rời.

  • Cho tọa độ X,Y (vĩ độ, kinh độ), dựa vào bản đồ địa chất, xác định hệ tầng và đất đá có diện phân bố tại vị trí đó.

  • Các thể hiện các yếu tố (hệ tầng, đứt gãy, ranh giới địa chất, thế nằm)

Các câu hỏi khác

  • Trong quá trình thực tập, nếu vắng buổi đi thực địa thì sẽ xử lý thế nào?

  • Góc dốc và góc hướng dốc trong phần mềm rocklogger viết thế nào?