Hướng dẫn thi

Cấu trúc đề thi

01 câu lý thuyết: 02 điểm

yêu cầu trả lời ngắn gọn, súc tích (thường không quá 10 dòng). Không chép nguyên văn tài liệu. Các nội dung phần lý thuyết:

  • Phân loại công trình ngầm, các lưu ý khi thiết kế công trình ngầm theo từng mục đích

  • Các phương pháp đào hầm

  • Các vấn đề có thể gặp khi xây dựng công trình ngầm trong đất, trong đá

  • Phương pháp NATM

  • Vai trò của các lọai kết cấu chống đỡ đối với công trình ngầm

  • Các hệ phân loại đá trong xây dựng công trình ngầm và ứng dụng

02 câu bài tập: mỗi câu 04 điểm.

Phần bài tập bao gồm các dạng bài tập đã học: xác định áp lực đất đá lên tường chắn (đối với hầm thông thường và hầm TBM; tính toán thiết kế vì chống, thiết kế neo; thiết kế theo kinh nghiệm.

sinh viên nên mang compa, thước kẻ để làm bài thi

Trong phần bài tập, có thể có yêu cầu nhận xét, phân tích, đánh giá kết quả.


Trường hợp thi phần bài tập được sử dụng phần mềm:

  • Sinh viên cần tóm tắt đề bài

  • Trình bày cách nhập các thông số:

  • Ví dụ khi trình bày việc sử dụng phần mềm Unwedge:

    • Vẽ mặt cắt hầm: Chọn Opening>Add Opening section. Tọa độ các điểm của mặt cắt hầm (x1, Y1), (X2,Y2), (X3, Y3) chọn A vẽ cung vòm, chọn số đoạn (segments) trên cung vòm =20, tọa độ đỉnh vòm (X4,Y4), tọa độ điểm cuối cung vòm (X5,Y5)

    • Vẽ mặt cắt hầm ra bài thi.

    • Vào Project settting: Project title = Đề số .... - câu 3; Units = metric và MPa

    • Nhập số liệu đầu vào: Chọn input data

      • Chọn hướng hầm : trend = giá trị hướng của hầm ; Plunge = giá trị góc nghiêng của hầm

      • Chọn hệ số an toàn thiết kế: Design factor of safety=1,5

      • Nhập thông số trọng lượng riêng: phần unit weight, chọn rock = giá trị trọng lượng riêng của đá

      • Nhập thông số thế nằm khe nứt: Chọn Joint orientations, nhập các giá trị Dip1= góc dốc hệ khe nứt 1; dip direction 1 = góc hướng dốc 1; Dip2=................

      • Nhập thông số tính chất cơ học của khe nứt: Chọn Joint properties,

        • Chọn tiêu chuẩn bền Model = Mohr-Colomb hoặc Barton-Bandis,

        • VD đối với model Mohr Colomb:

          • góc ma sát Phi= giá trị góc ma sát;

          • Lực dính đơn vị Cohesion = giá trị lực dính đơn vị;

          • độ bền kháng kéo Tensile strenght = giá trị độ bền kháng kéo.

          • ...........

Trình bày phần nhập thông số đầu vào theo tuần tự

...............

Trình bày kết quả :

    • Thông tin các nêm trượt trình bày theo bảng

    • Nhận xét về kết quả, chọn phương án thiết kế. Ví dụ sử dụng neo để chống đỡ

      • Nhập loại neo: Chọn support>Bolt properies>type= tên loại neo; Sức kháng kéo của neo Tensile capacity = giá trị kháng kéo của neo; Độ bền liên kết của neo Bond strength = giá trị độ bền liên kết neo;

      • Ghi rõ chọn phương pháp neo điểm hay neo theo mạng lưới. VD: Sử dụng neo theo điểm, chọn Support>add spot bolt. Chọn chiều dài neo :bolt length = giá trị chiều dài neo. Vẽ sơ đồ mặt cắt hầm và vị trí đặt neo.

  • Trường hợp thông số xác định theo công thức kinh nghiệm, cần ghi rõ công thức. c