Giải đáp

Phân biệt đất tàn tích, đất trầm tích và đất sườn tích?

Trả lời:

  • Đất tàn tích: là đất hình thành do quá trình phong hóa từ đá, nằm nguyên tại chỗ.

  • Đất trầm tích: đất là đất hình thành do quá trình xói mòn, vận chuyển và tích tụ các vật liệu phong hóa bởi dòng nước hoặc gió.

  • Đất sườn tích: là đất hình thành do quá trình vận chuyển và tích tụ vật liệu phong hóa trên sườn dốc và ở chân sườn dốc bởi tác dụng của dòng tạm thời.

Câu hỏi: Phân biệt ranh giới chỉnh hợp và ranh giới không chỉnh hợp? Vẽ hình minh họa các dạng không chỉnh hợp?

Trả lời

Ranh giới chỉnh hợp là ranh giới giữa các đơn vị địa tầng liên tục nhau, không có gián đoạn

Ranh giới không chỉnh hợp là ranh giới giữa các đơn vị địa tầng là bề mặt bóc mòn thể hiện sự gián đoạn trầm đọng




không chỉnh hợp song song




không chỉnh hợp góc

Ý nghĩa của mỗi dạng bất chỉnh hợp?

Ranh giới bất chỉnh hợp thể hiện sự gián đoạn trong quá trình thành tạo giữa các lớp đá, các lớp đá được hình thành không liên tục.

Bất chỉnh hợp song song (bất chỉnh hợp địa tầng) thể hiện giữa thời kỳ thành tạo 2 lớp đá có giai đoạn khu vực mà đá tồn tại được nâng lên khỏi môi trường trầm đọng, khi đó quá trình bào mòn xảy ra.

Bất chỉnh hợp góc thể hiện sự gián đoạn trầm đọng giữa thời kỳ thành tạo 2 lớp đá có giai đoạn khu vực mà đá tồn tại xảy ra quá trình uốn nếp và được nâng lên khỏi môi trường trầm đọng, xảy ra quá trình bào mòn và sau đó lại chìm xuống dưới nước và tiếp tục xảy ra quá trình trầm đọng.


Phân biệt đá và khoáng vật

Trả lời:

Khoáng vật là chất rắn kết tinh nguồn gốc tự nhiên với thành phần hóa học xác định, trong khi đá là tổ hợp của một hay nhiều khoáng vật. Một số điểm khác biệt giữa đá khoáng vật và đá:

Khoáng vật

  • Khoáng vật là vật liệu đồng nhất có thành phần hóa học nhất định

  • Khoáng vật là chất vô cơ (theo định nghĩa)

  • Khoáng vật có cấu trúc mạng tinh thể cố định và hình dạng tinh thể xác định

Đá

  • Đá là một tập hợp nhiều thành phần và thường là hỗn hợp của nhiều khoáng vật khác nhau.

  • Đá có thể là chất hữu cơ, ví dụ hóa thạch

  • Đá không có hình dạng cố định

Phân biệt mẫu đá và khối đá?

Mẫu đá là phần đá đại diện cho đá liền khối (không có khe nứt). Tính chất của mẫu đá do các đặc điểm (thành phần, kiến trúc và cấu tạo) của bản thân vật liệu đá quyết định .

Khối đá là một thể địa chất bao gồm vật liệu đá liền khối và các khe nứt. Tính chất của khối đá phụ thuộc vào tính chất của mẫu đá và đặc điểm nứt nẻ.

Câu hỏi: Thế nào là đứt gãy thuận, đứt gãy nghịch?

Trả lời:

Đứt gãy thuận là đứt gãy có mặt nằm nghiêng, cánh trên mặt đứt gãy tụt xuống và cánh dưới trồi lên. Đứt gãy thuận hình thành do chịu lực kéo kiến tạo.

Đứt gãy nghịch là đứt gãy có mặt nằm nghiêng, cánh trên mặt đứt gãy trồi lên và cánh dưới mặt đứt gãy tụt xuống. Đứt gãy nghịch hình thành do lực nén kiến tạo.

Hình minh họa như hình dưới

Kể tên và vẽ hình minh họa các dạng đứt gãy kiến tạo cơ bản?


Trả lời: 4 dạng đứt gãy kiến tạo cơ bản gồm

  • Đứt gãy thuận

  • Đứt gãy nghịch

  • Đứt gãy ngang

  • Đứt gãy nghịch chờm

minh họa như hình bên

Đứt gãy thuận

Lũng sông là gì? Khái niệm thềm sông và bãi bồi? Vẽ hình minh họa mặt cắt cấu tạo lũng sông?

Trả lời:

Lũng sông (viết tắt của thung lũng sông), là dải địa hình trũng dọc theo sông và 2 bên sông, hình thành do các hoạt động địa chất của sông tạo ra. Lũng sông bao gồm sườn dốc, các bậc thềm sông, bãi bồi và lòng sông.

Thềm sông là các dải đất tương đối bằng phẳng ở 2 bên sông, được hình thành do xâm thực hoặc tích tụ.

Bãi bồi là các dải đất tương đối bằng phẳng 2 bên sông, được hình thành do bồi tụ, bị ngập vào mua lũ.

Mặt cắt ví dụ lũng sông

Các kiểu kiến trúc của đá trầm tích vụn keo kết? Vẽ hình minh họa

Trả lời: Kiến trúc của đá trầm tích vụn keo kết được phân chia theo mức độ xi măng gắn kết, gồm 3 kiểu:

    • Keo kết cơ sở: các hạt nằm trong chất gắn kết không tiếp xúc với nhau. Cường độ và tính chất của đá chủ yếu quyết định bởi cường độ và tính chất của xi măng

    • Keo kết lấp đầy: các hạt tiếp xúc nhau, lỗ hổng giữa các hạt được lấp đầy bằng các chất gắn kết

    • Keo kết tiếp xúc: các chất gắn kết chỉ có ở chỗ tiếp xúc giữa các hạt; trong đá có nhiều lỗ hổng

Sườn tích là gì? Trình bày đặc điểm chung của tầng sườn tích?

Trả lời:

Sườn tích là tầng đất đá tích tụ ở trên sườn dốc hoặc chân sườn dốc, được hình thành do quá trình xói mòn, vận chuyển và tích tụ của dòng tạm thời.

Đặc điểm chung của tầng sườn tích:

    • —Thành phần phức tạp, không tuyển lựa: sét, sét pha, cát pha, thường lẫn mảnh vụn, hòn đá, kích thước hạt không đều. Càng gần chân núi thì hạt càng thô.

    • — Hạt vật liệu không được mài tròn (hạt sắc cạnh) và không được tuyển lựa do khoảng cách vận chuyển ngắn. Thường nguồn vật liệu ban đầu là tàn tích.

    • — Thường không có sự phân lớp, dễ trượt theo mặt tầng đá nằm phía dưới. Nguồn vật liệu thường là các sản phẩm của tầng tàn tích, ranh giới phân biệt với vật liệu nguồn có thể không rõ ràng.

    • — Các chỉ tiêu cơ lý thường thấp: độ rỗng lớn, xốp, tính ép co lớn, lực dính kết thấp, tan rã nhanh

Các yếu tố của khe nứt ảnh hưởng tới tính chất của khối đá?

Trả lời

  • Mức độ nứt nẻ: số lượng khe nứt, khoảng cách giữa các khe nứt;

  • Thế nằm của các khe nứt

  • Chiều rộng các khe nứt (độ mở);

  • Chiều dài và tính liên tục của các khe nứt

  • Mức độ lấp nhét và độ chặt của chất lấp nhét trong các khe nứt;

  • Độ nhám và độ cứng của bề mặt khe nứt

Các loại nguồn gốc của khe nứt trong đá? Các ảnh hưởng khe nứt tới tính chất xây dựng của đá?

Trả lời:

Các loại khe nứt trong đá theo nguồn gốc:

  • do kiến tạo

  • khe nứt do co rút

  • khe nứt phân lớp

  • khe nứt do phong hoá vật lý

  • khe nứt do giảm tải

  • khe nứt do sụt đất, trượt đất

  • khe nứt do các hoạt động của con người

Các ảnh hưởng:

Khe nứt là những khuyết tật trong đá, làm ảnh hưởng đến tính chất xây dựng của khối đá. Trong nhiều trường hợp hệ thống khe nứt quyết định tính chất xây dựng của khối đá, vì vậy, khi thiết kế cần căn cứ vào tính chất của khối đá chứ không phải tính chất của mẫu đá. Các ảnh hưởng của khe nứt:

Làm giảm cường độ, độ ổn định của nền

Làm tăng độ biến dạng, độ lún của công trình

Làm tăng tính thấm nước của nền đá

Có khả năng gây trượt khối đá dọc theo các bề mặt khe nứt

Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện hình thành và đặc trưng kiến trúc của đá mắc ma?

Trả lời:

Điều kiện kết tinh phụ thuộc vào thời gian nguội và đông cứng. Tốc độ đông cứng càng chậm, thời gian kết tinh càng dài, đá kết tinh càng tốt, các hạt tinh thể càng lớn và ngược lại.

Đá hình thành trong điều kiện xâm nhập càng sâu, điều kiện nhiệt độ giảm càng chậm nên hạt kết tinh càng lớn. Đá xâm nhập sâu thường có kiến trúc toàn tinh. Đá xâm nhập nông thì hạt kết tinh nhỏ, thường có kiến trúc ẩn tinh. Đá phun trào có thời gian đông cứng ngắn, nên hạt kết tinh thường nhỏ, thường có các kiểu kiến trúc ẩn tinh, ban tinh và thủy tinh.

Các kiểu cấu tạo của đá biến chất?

Trả lời

Đối với đá biến chất, quá trình biến chất có thể làm thay đổi cấu tạo nguyên thủy của đá, tạo ra dạng cấu tạo mới, gọi là cấu tạo biến chất. Gồm có các dạng cơ bản sau:

Cấu tạo không phân phiến (cấu tạo khối): các khoáng vật phân bố đồng đều trong đá, không có sự định hướng. Cấu tạo khối có ở đá có thành phần tương đối đồng nhất và trong quá trình biến chất vẫn giữ nguyên được đặc tính đó

Cấu tạo phân phiến: Các khoáng vật hình dạng dẹt, dạng tấm, dạng vảy sắp xếp song song thành các phiến song song với nhau. Cấu tạo phiến đặc trưng cho đá biến chất do chịu tác dụng của áp lực mạnh. Các mặt phiến vuông góc với phương áp lực nén ép. Đá có có thể dễ tách ra thành những tấm mỏng.

Cấu tạo dải (cấu tạo gơ nai): Các khoáng vật khác nhau kết tinh sắp xếp thành các dải song song riêng rẽ. Các dải khác nhau về màu hay kích thước hạt. Giữa các dải không có mặt phân lớp, không dễ tách ra được. Cấu tạo dải là dạng đặc biệt của cấu tạo phân phiến.

Một số loại đá biến chất vẫn giữ cấu tạo của đá có trước (đặc điểm cấu tạo của đá không bị thay đổi do quá trình biến chất).

Bài tập ví dụ

Người ta khoan 2 lỗ khoan hoàn chỉnh bố trí dọc theo chiều dòng thấm vào trong lớp hạt trung đồng nhất có hệ số thấm K=55m/ng.đ. Dưới lớp cát là một lớp sét nằm ngang cách nước có cao trình +2,0m. Mực nước đo được ở LK1 nằm ở độ sâu 6m, LK2 ở độ sâu 9,0m. Hai LK cách nhau 500m, mặt đất nằm ngang có cao trình +22,0. Yêu cầu:

a. Thiết lập hình vẽ sơ đồ bài toán thấm?

b. Với số liệu đã cho, tính lưu lượng của dòng thấm đó?

c. Xác định cao trình và độ sâu mực nước ngầm tại vị trí mặt cắt chính giữa hai lỗ khoan.

Bài giải: