Nguyên nhân và cách sử lý khi bình nóng lạnh bị dò điện.

Chào các bạn ! Hôm nay các chuyên gia về việc Sửa Chữa Bình Nóng Lạnh Chúng tôi sẽ phân tích Nguyên nhân và cách sử lý tình trạng Bình Nóng Lạnh bị dò điện. Để không còn những cái chết thương tâm vì điện giật khi sử dụng bình nóng lạnh, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình và cách xử lý khi có những tình huống tương tự xảy ra.

Những quan niệm sai lầm trong sử dụng bình nóng lạnh

Theo các Chuyên gia Của Trung Tâm Điện Lạnh Bách Khoa chúng tôi cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rò điện ở bình nóng lạnh, và nhiều khi sự thiếu hiểu biết của người dân về sử dụng bình nóng lạnh đã gây ra những "họa" lớn cho chính mình.

Trong quá trình sử dụng, không ít người quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24h, kể cả trong lúc đang tắm. Thực tế, rơle này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước.

Những nguyên nhân làm cho Bình Nóng Lạnh Bị dò Nước.

- Hiện tượng rò điện ở bình nóng lạnh có thể xảy ra do zoăng cao su cách điện nối giữa dây mayso, vỏ bình và dây dẫn điện đã quá cũ trong suốt quá trình sử dụng. Những chỗ nứt trên gioăng cao su sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài. Bộ phận quan trọng này cũng rất dễ hỏng và mất chức năng cách điện trong trường hợp mất nước, trong bình không chứa nước, nhưng dây mayso vẫn hoạt động, sinh nhiệt và đốt cháy zoăng.

Kết quả hình ảnh cho binh nong lanh do dien

-Bình Nóng Lạnh đã cũ rất rễ bị dò điện. Nhiều người không để ý đến tuổi đời của chiếc bình nóng lạnh. Trên thực tế, khi chiếc bình nóng lạnh dùng lâu đời các thiết bị đều có thể bị ăn mòn, bong tróc gây ra rò rỉ điện ví dụ dây điện được lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu ngày nên vỏ dây giòn, rỉ và gây rò điện.

Nguồn nước bẩn quá rất rễ làm hư hỏng cho bình nóng lạnh. Một nguyên nhân nữa mà người dùng không mấy quan tâm là nước càng bẩn thì khả năng dẫn điện càng lớn. Theo đó, bình nóng lạnh bị rò điện, điện tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm cho nguy cơ bị điện giật cao hơn nếu sử dụng nước sạch.

+ Bạn cũng nên biết nước càng bẩn thì khả năng dẫn điện càng lớn. Theo đó, bình nóng lạnh bị rò điện, điện tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm cho nguy cơ bị điện giật cao hơn so với sử dụng nước sạch.

- Bình Nóng Lạnh sử dụng quá nâu rồi mà không vệ sinh bảo dưỡng thay thanh lọc cặn,khiến chi các thiết bị bên trong bám cặn bẩn quá nhiều, Lúc này khi bình đun nóng do cặn bẩn cản chở việc tỏa nhiệt sẽ khiến cho dây maiso bị đứt và nhiễm điện trực tiếp ra ngoài rất nguy hiểm và có thể gây chết người.

Cách phòng ngừa và sử lý khi bình nóng lạnh bị dò điện !

Thường xuyên bảo trì bình nóng lạnh, kiểm tra các dây dẫn, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò rỉ điện. Bạn cũng có thể lắp thêm các thiết bị chống giật (một số model bình nóng lạnh mới đã tích hợp thiết bị chống giật). Khi có biểu hiện bị giật, thiết bị này sẽ tự động ngắt điện.

- Lắp Đặt thiết bị chống giật cho bình nóng lạnh cũ mà nhà bạn đang sử dụng nếu bình nóng lạnh cũ không có thiết bị chống giật.

Kết quả hình ảnh cho binh nong lanh do dien

- Trước khi sử dụng bình nóng lạnh chúng ta lên bật Bình Nóng Lạnh lên khoảng 30 phút và sau đó ngắt hẳn automat cấp điện cho bình lúc này bình đã mất điện hoàn toàn chúng ta dùng thoải mái.

Thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng bút thử điện quyệt thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện thì ngắt điện và kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khác phục lỗi.

Với loại trực tiếp, nhất thiết phải nối đất cho thiết bị (điều này hay bị bỏ qua).

Không nên bật bình nóng lạnh 24/24h vừa gây tốn điện vừa tạo ra nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải. Chỉ nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm từ 5-10 phút.

Nhất thiết phải tắt bình nóng lạnh trước lạnh khi tắm đây là nguyên tắc bất di bất dịch không thể bỏ qua.

Thường xuyên kiểm tra thau hút cặn bẩn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò rỉ điện. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.