Lên bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ để đảm bảo an toàn

bình nóng lạnh là thiết bị rất tiện ích với mọi nhà là thiết bị cung cấp nước nóng trong việc sinh hoạt hàng ngày của chúng ta nhưng Bình nóng lạnh cũng có thể là con dao hai lưỡi có thể lấy đi tính mạng của mọi người bất cứ lúc nào nếu như chúng ta hay sơ suất hoặc quên mất việc phải ngắt điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm có liên quan đến chuyện hở điện, rò rỉ điện từ bình nóng lạnh mà chắc chắn bạn đã vài lần thấy trên các báo đưa tin. Nhiều người thậm chí còn mất mạng vì những sự cố liên quan đến bình nóng lạnh.

Dù muốn, dù không, sự thật là bình nóng lạnh không hề an toàn 100% nhưng chúng ta vẫn nghĩ.

Vì vậy chúng ta lên thường xuyên bảo dưỡng vệ sinhsửa Bình Nóng Lạnh thường xuyên để hạn chế tối đa những rủi do khi sử dụng Bình Nóng Lạnh

Nhiều người sử dụng bình nóng lạnh thường bỏ qua việc bảo dưỡng bình nóng lạnh. Bảo dưỡng bình nóng lạnh giúp bình làm nóng nhanh hơn, an toàn cho người sử dụng. Thực tế đây là công việc rất quan trọng bạn nên làm định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.

Còn nữa, bạn nên biết nước càng bẩn thì khả năng dẫn điện càng lớn. Theo đó, bình nóng lạnh bị rò điện, điện tiếp xúc với nước bẩn sẽ làm cho nguy cơ bị điện giật cao hơn nếu sử dụng nước sạch.

Chính việc cắm điện liên tục liên tục khiến cho dây mayso, dây dẫn…có thể bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện. Thông thường, hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn,bong tróc hoặc bị hỏng là nguyên nhân gây ra rò điện.

Theo các chuyên gia Sửa Chữa Bình Nóng Lạnh thì việc đầu tiên cần phải làm trước khi tiến hành vệ sinh bình đó là ngắt điện để đảm bảo an toàn. Tiếp theo, bạn cần sục vệ sinh bình nóng lạnh. Việc sục vệ sinh bình nóng lạnh sẽ khiến gia đình bạn tránh được tình trạng sử dụng nước bẩn và gây tốn điện. Nếu gia đình bạn ở chỗ nước bẩn, có nhiều phèn, canxi thì bạn nên vệ sinh bình nóng lạnh nhiều lần hơn so với những gia đình ở nơi được sử dụng nước sạch. Theo các chuyên gia, vệ sinh định kỳ bình nóng lạnh mỗi năm từ 1-2 lần, tùy thuộc vào chất lượng nước nơi bạn sinh sống.

Sau khi sục sửa Bình nước nóng xong thì bạn đậy nắp bình kín lại tránh bị rò rỉ điện ra ngoài

Bạn kiểm tra tiếp đến thanh tẩy cặn có trong bình xem có bị hao mòn nhiều không, nếu hao mòn vượt >60% hình dáng ban đầu thì nên thay thanh Magie.

Ngoài việc tự vệ sinh và bảo dưỡng định kì bình nóng lạnh thì chúng tôi khuyên bạn nên chọn mua loại bình nóng lạnh tốt, có thương hiệu uy tín trên thị trường, chẳng hạn như bình nóng lạnh ariston, bình nóng lạnh rossi, picenza…Việc sử dụng bình nóng lạnh loại tốt sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, đảm bảo về độ bền của bình nóng lạnh, bạn sẽ không phải mất nhiều chi phí thay thế hay sửa chữa.

Một số lưu ý sử dụng bình nóng lạnh an toàn

– Cần vệ sinh bình nóng lạnh định kì để tránh rò điện, rò nước, kéo dài tuổi thọ cho bình, đảm bảo nguồn nước trong sạch

– Loại bình nóng lạnh nào không có thiết bị bảo vệ thì nên lắp thiết bị chống giật để khi có dấu hiệu nguy hiểm thì sẽ được thông báo trước

– Thay thanh khử cặn để khử các chất ăn mòn bình nóng lạnh

– Lắp dây tiếp đất cho bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng

– Nên nhớ tắt bình nóng lạnh trước khi tắm, không tắm đồng thời với việc bật bình nóng lạnh

– Không bật bình nóng lạnh 24/24h mà chỉ nên bật trước khi đi tắm khoảng 10-15 phút

– Nên sử dụng bình nóng lạnh có rơ le kép

Một số lưu ý khi gặp ngượi bị tai nạn do Bình Nóng lạnh gây ra

Khi thấy người người thân bị giật điện do bình nóng lạnh, không nên lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu giao điện, sau đó đưa người bị giật ra ngoài và làm các thao tác sơ cứu.

Các chuyên gia cũng cảnh báo ngoài bình nóng lạnh, bàn là, lò nướng điện, ấm điện siêu tốc nồi cơm điện....đều nằm trong nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao.