Dừa cạn

Tên gọi khác:

Tên khoa học: Catharantus roseus

Họ thực vật: Apocynaceae (họ Trúc đào)

Nguồn gốc: Ấn Độ

Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:

  • Cây thân thảo thường xanh tốt quanh năm và phân cành nhiều.
  • Lá có dạng hình ô van hay thuôn dài; với kích thước 2,5 – 9 cm chiều dài và 1,5 – 3 cm chiều rộng; xanh bóng; không lông và có gân giữa màu nhạt với cuốn lá ngắn (1 – 1,8 cm).
  • Hoa dừa cạn có nhiều màu khác nhau như: màu hồng; trắng; đỏ; màu hồng nhạt… mọc riêng lẻ ở kẻ lá gần ngọn.
  • Quả là một cặp quả đại, dài 2 – 4 cm, rộng 2 – 3 mm chứa 12 – 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng.

Đặc tính:

  • là thực vật vùng nhiệt đới nên cây thích nơi khô ráo, nhiệt độ cao và có ánh nắng mặt trời.
  • Loại cây thấp, hoa nhỏ rất được ưa chuộng.
  • Có thể nở hoa liên tục trong suốt mùa hè.

Ứng dụng:

  • Cây hoa dừa cạn rũ với dáng cong xuống dưới nên thường được trồng chậu treo trang trí cửa sổ, ban công, sân thượng…
  • thường được trồng bồn, trồng chậu làm cảnh quan sân vườn, tạo thảm hoa, viền hoa trong công viên, đường phố.
  • Ngoài ra, cây dừa cạn còn là vị thuốc trong đông y trị được nhiều chứng bệnh.

Đất trồng:

  • Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen + bột sơ dừa + trấu hun hoặc sơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1.)

Ánh sáng:

  • là cây ưa sáng

Nước tưới:

  • Tưới nước thường xuyên.
  • Có khả năng chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng.
  • Tùy theo độ ẩm đất và thời tiết mà tưới 1-2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Tuy nhiên, không nên tưới vào chiều tối dễ làm cây dễ bị bệnh.

Bón phân:

  • Phân bón lá có tác dụng dưỡng hoa, làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn

Cắt tỉa:

  • Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).

Nhân giống:

  • Nhân giống bằng hạt