Lộc vừng

Tên gọi khác: Cây Chiếc, cây Rau Vừng

Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.) Gaertn

Họ thực vật: Lecythidaceae (Lộc Vừng)

Nguồn gốc, phân bố: từ các nước thuộc Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan

Hình ảnh các cây xanh trên một số tuyến đường, công viên thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:

  • Là cây thân gỗ cao từ 7-25m; Lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ trồng lâu năm, chiều cao trung bình khoảng từ 15- 20m, đường kính 40-50cm.
  • Thân: cây non có màu xanh, còn thân già thì sần sùi có màu nâu xám, vỏ cây nứt dọc hay bong mảng có hình chữ nhật, phần thịt vỏ phía trong màu đỏ hồng, nhiều sơ và dịch màu đỏ.
  • Cây có cành nhánh khá nhiều vì thế cây càng cao thì tán lá càng rộng.
  • Lá: Lá Lộc Vừng hình thuôn hẹp, dài 20-40 cm và rộng 10-20 cm. Lá non mềm, bóng, màu xanh tím, có vị chát, hơi chua, nên được nhiều người thích dùng làm rau. Thuộc loại lá đơn, mọc cách nhau, lá thuôn tròn và khá to. Lá có hình bầu dục, phía đầu hơi tù có lá có mũi nhọn. Phiến lá màu xanh mướt đậm đà khi lá già, còn lá non nó có màu của lộc non. Mép lá có tăng cưa, bề mặt lá nhẵn, phía mặt trên màu đậm hơn phía dưới, gân lá nổi rõ, cuống ngắn, khi rụng lá phía sát thân có sẹo hình lưỡi liềm.
  • Hoa: mọc thành từng cụm, cụm hoa bông dài 6 – 10cm mọc rũ ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu đỏ tươi khi nở tỏa hương thoang thoảng với dáng hình thướt tha, mềm mại quyến rũ làm cho cây Lộc Vừng trở nên nổi bật hơn. Hoa Lộc Vừng thường nở rộ vào tháng 3.
  • Quả: Sau khi tàn cho những quả hình cầu màu xanh khi còn non và vàng nâu khi già, đường kính 4 – 6cm, vỏ cứng, mỗi quả cho 1 hạt.
  • Quả Lộc Vừng có mặt cắt ngang có hình hộp hoặc hình tròn (đây là một trong những đặc điểm quan trọng để phân biệt các loại lộc vừng). Quả có đường kính 9-11 cm, có lớp xơ dày bao quanh hạt.
  • Hạt Lộc Vừng có vỏ rắn, đường kính 4-5 cm.

Đặc tính:

  • Là cây ưa sáng nên cần được trồng ngoài trời để cây hấp thụ đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp, trao đổi chất.

Ứng dụng:

  • Cây lộc vừng hiện được trồng làm cây cảnh có giá trị kinh tế cao, giá cả thì vô cùng nó còn phụ thuộc vào vẻ đẹp của cây cũng như sở thích của người mua nữa, có những cây cho giá lên tới cả trăm triệu.
  • Cây lộc vừng có tán rộng nên được trồng ở công viên, bờ hồ, đường phố, sân vườn…để làm cây bóng mát, tỏa bóng che cả một vùng, không chỉ thế, cây còn cho hoa đẹp có tác dụng trang trí khuôn viên, cây hút khí độc nhả khí oxi giúp cho bầu không khí trong lành hơn nữa.
  • Cây lộc vừng còn là loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an và là cây cảnh quý vì thế nó còn thích hợp làm cây phong thủy, cây quà tặng nhân dịp tân gia, khai trương, khánh thành…

Nguồn tư liệu:

  • Sở Giao thông vận tải Tp.HCM.
  • Sở Xây dựng Tp.HCM.
  • Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM.
  • Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
  • Công ty TNHH MTV Công Viên Cây Xanh Tp.HCM.
  • Sưu tầm từ Internet.