Hồng lộc

Tên gọi khác:

Tên khoa học: Syzygium oleinum, Syzygium campanulatum

Họ thực vật: Myrtaceae (họ Sim)

Nguồn gốc: châu Á nhiệt đới.

Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:

  • Chiều cao: 1,2- 1,5m. Là cây gỗ bụi, phân nhánh nhiều, mọc hơi nhếch lên trên, tạo tán hình trứng hay bầu dục.
  • Lá có hình bầu dục, đỉnh lá nhọn, bóng xanh, lá non có màu sắc sặc sỡ, thường có màu hồng hoặc màu cam vàng rất đẹp. cây được hạn chế chiều cao và rất hiếm khi thấy hoa và quả.
  • Là một loại cây bụi, thuộc dòng cây gỗ lâu năm, thân nhẵn không xù xì bong tróc như các loại cây cảnh khác như tùng.
  • Cành cây hồng lộc phân nhánh nhiều từ gốc đến ngọn, cành cây thường mọc hơi nhếch lên trên tạo nên tán có hình trứng hoặc hình bầu dục độc đáo.

Đặc tính:

  • Cây Hồng Lộc có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa khí hậu mát ẩm .
  • Lá của cây hồng lộc có nhiều màu sắc, đỉnh của lá cây hồng lộc có đỉnh nhọn. Khi còn là lá non, lá của cây hồng lộc có màu đỏ hồng như mà lá của cây roi, lớn hơn một chút hay còn gọi là khi lá đạt đến mức trung gian thì lá của cây hồng lộc sẽ có màu vàng lá già có màu xanh bóng như các loại lá cây bình thường khác.
  • Cây hồng lộc còn đặc biệt ở điểm là nó có chu kì thay lá tương đương một quý

Ứng dụng:

  • Là loại cây được trồng làm cây cảnh trong sân vườn để tạo cảnh quan cho không gian sống.
  • Cây hồng lộc cũng là một loại cây có thể trồng trong chậu và mang vào trong nhà như một loại cây cảnh bonsai, chúng cũng có thể trồng vào chậu để trước cửa nhà. Ngoài ra, người dân còn dùng làm cây cảnh trồng quanh nhà máy hoặc công viên, biệt thự, trồng dọc lối đi theo hành lang hoặc giải phân cách.

Đất trồng:

  • Thích hợp với đất tơi xốp, thoát nước tốt.
  • Nếu trồng hồng lộc trong chậu chúng ta nên thay đất mới cho cây khoảng 3-4 năm một lần để thay đổi kết cấu đất, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây ra hoa đúng mùa.

Ánh sáng:

  • Là cây ưa sáng, có sức sống mạnh mẽ, cây càng hấp thu đủ nắng thì lá non có màu sắc càng tươi tắn hơn.

Nước tưới:

  • Là cây ưa ẩm mát, trồng cây nơi rộng , thoáng mát dể cây phát triển đều ở các phía.
  • Tưới nước để giữ ẩm cho cây.
  • Hồng lộc có thể chịu hạn tuy nhiên tưới nước điều độ vừa phải ( cây không chịu úng) thì thân, tán,lá cây mỡ màng hơn và sắc lá cũng đẹp hơn.
  • Khi thấy mặt chậu hoặc mặt đất se khô thì bạn tưới nước cho hồng lộc, không nên tưới hàng ngày đối với cây thân gỗ vì dễ bị úng.

Bón phân:

  • Hàng tháng bón phân cho cây một lần để cung cấp dưỡng chất cho cây.
  • Bón phân định kỳ cho hồng lộc có thể 1-2 tháng/lần.

Cắt tỉa:

  • Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).
  • Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn gian nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
  • Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.

Nhân giống:

  • Trồng bằng hạt hoặc chiết cành.
  • Bằng hạt, tuy nhiên phương pháp này rất ít khi được người dân sử dụng vì nó là một phương pháp mang trong mình nhiều rủi ro cao với nguyên nhân là tỉ lệ cây nẩy mầm từ hạt không cao, hơn nữa phương pháp này là một phương pháp rất mất thời gian và công sức chăm sóc.
  • Chiết cành, phương pháp này là phương pháp giúp chúng ta tiết kiệm thời gian nhiều hơn, ngoài ra nó còn làm giảm tỉ lệ cây chết do môi trường ngập úng, mưa nhiều,....