Cúc lá nhám

Tên gọi khác: Cúc cánh giấy

Tên khoa học: Zinnia elegans.

Họ thực vật: Asteraceae (họ Cúc)

Nguồn gốc: trải dài từ Tây Nam Hoa Kỳ cho đến Nam Mỹ

Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:

  • Chiều cao: 25 – 30 cm.
  • Có 7 dòng cơ bản, nhiều màu sắc rực rỡ, sức sống khỏe, rất dễ trồng.
  • Mọc rậm rạp, là cây bụi hàng năm.
  • Thân có lông, phân cành nhánh.
  • Hoa cúc nhám có nhiều hình thức hoa: hoa cúc nhám đơn, hoa cúc nhám nửa kép và hoa cúc nhám kép. Có nhiều màu như hoa cúc nhám màu đỏ, màu vàng, màu cam, màu hồng, màu trắng. Kích thước hoa thay đổi từ nhỏ đến lớn.
  • Lá cây hoa cúc nhám có dạng hình trứng đến dạng hình giáo, lá mọc đối ôm vào thân cây.
  • Hạt của cây hoa cúc nhám phát triển trên phần cuối của cánh hoa, nhỏ và dẹt.

Đặc tính:

  • Có đặc trưng là nở và rụng hoa liên tục trong khí hậu mát mẻ.

Ứng dụng:

  • Dùng trồng chậu hay trồng bồn cây nhỏ.
  • Trồng thành khóm nhỏ hay trồng thảm hoa lớn trang trí sân vườn, công viên, lối đi, những nơi có không gian nhỏ như sân thượng, ban công cũng có thể điểm cây hoa cúc nhám cho thêm sắc màu hoa.
  • Là loài cắt cành cắm trong nước trang trí nhà ở, bàn ăn, bàn khách, kệ tủ…

Đất trồng:

  • Dễ trồng, phát triển tốt nơi đất giàu mùn.
  • Đất dùng để gieo hạt là loại đất thịt nhẹ, tơi xốp và thoát nước tốt.

Ánh sáng:

  • Ưa sáng, thích nghi với khí hậu ấm áp.
  • Nhiệt độ thích hợp từ 18 - 35 độ.

Nước tưới:

  • Tưới nước thường xuyên.
  • Có khả năng chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng.
  • Tùy theo độ ẩm đất và thời tiết mà tưới 1-2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát.
  • Tuy nhiên, không nên tưới vào chiều tối dễ làm cây dễ bị bệnh.
  • Độ ẩm vừa phải sẽ giúp cho cây nảy mầm tốt.

Bón phân:

  • Trong thời gian cây con, khoảng 10 ngày sau gieo bạn có thể dùng phân bón lá để phun cho cây.
  • Khi bón phân chọn lúc trời râm mát.
  • Cây con được 20 ngày có thể hòa NPK loãng vào nước để tưới cho cây, sau đó tưới lại bằng nước thường.
  • Trong thời gian cây chuẩn bị ra nụ và hoa, nên bón phân NPK thường xuyên 15 ngày/ lần.
  • Có thể dùng thêm phân vi lượng để nụ và hoa được đẹp, không bị héo trong quá trình phát triển.

Cắt tỉa:

  • Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).

Nhân giống:

  • Trồng bằng hạt
  • Mùa vụ: Trồng quanh năm.
  • Có thể sử dụng chất kích thích tăng trưởng và ngắt đọt để tạo tán cho cây.

Sâu bệnh:

  • Vào thời kỳ chuyển mùa trong năm (đầu và cuối mùa mưa) cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá, Rệp vừng , Ruồi trắng, Bọ trĩ, Sâu cuốn lá..
  • Khi cây chuẩn bị đơm nụ ra hoa cần chú ý có sâu và hoa có mùi hương thơm thu hút côn trùng nhất là bướm.
  • Dễ bị nấm mốc dạng bột ở vùng khí hậu ẩm ướt, đặc biệt là những nơi không khí lưu thông không tốt. - Cây còn gặp các bệnh khác như đốm lá, thối rễ, rụng lá…
  • Nên phòng bệnh cho cây hàng tháng để tránh cây bị bệnh nếu trồng hàng loạt.

Sâu ăn lá

Rệp vừng

Bọ trĩ

Ruồi trắng