Nguyệt quế

Tên gọi khác: Nguyệt Quới, Nguyệt Quất , Cửu Lý Hương

Tên khoa học: Murraya paniculata

Họ thực vật: Rutacaea (họ Cam)

Nguồn gốc: các nước châu Á.

Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:

  • Là loài thực vật có hoa trắng hơi vàng, mùi thơm, hoa mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm.
  • Thân gỗ thẳng nhỏ, cao từ 2-8m, dáng đẹp, có thân nhẵn. Lá kéo lông chim lẻ, mọc cách.
  • Lá của cây nguyệt quế thì được mọc xen kẽ theo thân, lá dài, bóng nhọn và có hình bầu dục hẹp. Khi ra hoa thì sẽ vô cùng thơm.
  • Hoa nguyệt quế có đường kính nằm trong khoảng từ 12 đến 18mm và được uốn cong về phía sau. Hoa có 10 nhị với 1 bầu nhụy trên đỉnh, đầu nhụy hoa thì sẽ có hình cầu. Khoảng 8 bông mọc trong một cụm và được mọc ra từ nách lá. Mỗi hoa nguyệt quế sẽ có 5 đài màu xanh với 5 cánh màu trắng. Vì nguyệt quế thuộc họ cam thế nên nó cũng mang trong mình nhiều nét tương đồng với hoa bưởi, hoa cam hay hoa quýt.
  • Quả có hình quả trứng và khi chín sẽ có màu xanh đỏ, thịt của quả nạc và mọng nước, khi còn non có màu xanh có đốm nhỏ, chuyển dần từ cam sang đỏ khi chín.

Đặc tính:

  • Thông thường hoa nguyệt quế sẽ xuất hiện sau những trận mưa lớn và rộ nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân.

Ứng dụng:

  • Nguyệt quới thường được trồng làm cây Bonsai, cây cảnh trước nhà, trong chậu, sân vườn, công viên,…Gỗ nguyệt quế nhỏ, cứng có màu nhạt được dùng làm đồ mỹ nghệ.
  • Được sử dụng để làm cây cảnh trước cửa nhà, trong sân vườn, công viên giúp tạo nên vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà...
  • Có nhiều thành phần quan trọng cây nguyệt quế được sử dụng trong việc giảm đau, chống viêm nhiễm và oxy hóa hiệu quả.
  • Lá của cây nguyệt quế còn được sử dụng để tạo hương vị thơm ngon cho các bữa ăn của chúng ta.

Đất trồng:

  • Đất nên là loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7.
  • Công thức đất trộn đất trông cây nguyệt quế: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1

Ánh sáng:

  • Thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Nước tưới:

  • Cần tưới nhiều nước và thích hợp với độ ẩm cao.

Bón phân:

  • Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau: NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam phân Dinamix bón từ 15-20 gam.
  • Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, an toàn cho cây phát triển.

Cắt tỉa:

  • Cắt tỉa cho cây với thời gian khoảng 1 tháng 1 lần vào mùa mưa, còn nếu vào mùa nắng thì 1 tháng 2 lần.

Nhân giống:

  • Gieo hạt.
  • Giâm cành Chiết cành: nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, chọn cành không quá già cũng không quá non để cây giống phát triển tốt.