Mai chiếu thủy

Tên gọi khác: Mai chấn thủy, lòng mức miên

Tên khoa học: Wrightia religiosa

Họ thực vật: Apocynaceae (họ Trúc đào)

Nguồn gốc:

Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:

  • Thân, tán, lá: Cây gỗ, thân xù xì, nhiều cành nhánh nhỏ dễ uốn nắn và cắt tỉa.
  • Lá mỏng, hình trái xoan thuôn, gần như không cuống, màu xanh bóng.
  • Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng xim thưa, mang hoa nhỏ có cuống dài buông xuống.
  • Hoa màu trắng xoè rộng, rất thơm.
  • Quả đại một đôi màu xanh, dạng dài hẹp buông thẳng xuống.
  • Hạt có lông mềm.

Đặc tính:

  • Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
  • Cây mọc khỏe dễ trồng dễ chăm sóc

Ứng dụng:

  • Được dùng làm cây ngoại thất, cây sân vườn bởi dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm mang theo hương thơm quyến rũ.
  • Cây mai chiếu thủy thường được trồng làm cây bonsai trồng chậu trang trí sân nhà, đặt ở sảnh, ban công hay sân thượng…
  • Cây mai chiếu thủy thường được cắt tỉa tạo hình rất đẹp.

Đất trồng:

  • Phù hợp với nhiều loại đất.

Ánh sáng:

  • Cây ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần

Nước tưới:

  • Chịu khô hạn và ngập úng tốt, tưới nước hàng ngày, tưới đều nước lên thân và gốc cây.

Bón phân:

  • Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ

Cắt tỉa:

  • Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh không cần thiết, bấm ngọn tạo dáng

Nhân giống:

  • nhân giống dễ dàng từ hạt hay chiết cành

Sâu bệnh:

  • Về sâu bệnh, cây mai chiếu thủy có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay.
  • Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.
  • Sử dụng thuốc Agri Fos 400 để trị bệnh vàng lá, thối rễ.