Me chua
Tên gọi khác: cây me
Tên khoa học: Tamarindus indica
Họ thực vật: Fabaceae (họ Đậu )
Nguồn gốc, phân bố: ở miền Đông Châu Phi. Vì thế, chúng rất phù hợp trồng ở Việt Nam
Hình ảnh các cây xanh trên một số tuyến đường, công viên thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:
- Là loại cây thân gỗ và có thể cao tới 20 mét. Cây thường xanh quanh năm. Gỗ của thân cây me bao gồm 2 lớp: lớp gỗ lõi cứng bên trong màu đỏ sẫm và lớp dác gỗ mềm bên ngoài có màu ánh vàng.
- Hoa me chua ở dạng cụm, cụm hoa với trục kéo dài và nhiều cuống nhỏ chứa một hoa.
- Quả của chúng là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng.
- Hạt: Màu nâu đậm, có thể có đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.
Đặc tính:
- Cây me là một loại cây nhiệt đới, nó rất nhạy cảm với sương già. Chịu đựng tốt với vùng khí hậu nóng và đất khô
Chăm sóc:
1. Chuẩn bị cây giông:
Cây me hiện nay được trồng và nhân giống bằng cách ghép và chiết. Cây con giống sẽ giữ được toàn bộ nguồn gen của cây mẹ nên cho năng suất cao và chất lượng tốt. Bạn cần chọn những cây con giống khỏe mạnh chiều cao 50cm trở lên và có đầy đủ bộ phận nhất là bộ rễ phát triển không bị đứt rễ.
2. Chuẩn bị đất và đào hố:
Me khá dễ tính nên có thể trồng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể trồng trên đất thịt nhẹ có thành phần phối trộn giữa mụ cưa, xơ dừa. Đất nên có độ pH từ 5,5-7 là đủ.
Trước khi trồng bạn cần chuẩn bị hố trồng cho cây. Hố phải có kích thước tối thiểu 50x50x50cm và khoảng cách mỗi hố khoảng 8m nếu trồng nhiều. Trước đó 1 tháng bạn cần bón lót cho mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục và phân Super Lân cùng một lượng vôi bột để khử trùng.
3. Trồng cây con giống:
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng đất và giống bạn tiến hành trồng cây vào hố. Bạn bóc bỏ phần nilon và đặt cây con giông vào giữa hố.Chỉnh cho cây hướng thẳng và lấp đất lại. Bạn tiến hành dùng tay lèn chặt phần cổ rễ với phần gốc để cố định cây. Chú ý ở giai đoạn đầu cây còn non yếu nên cần cắm cọc cho cây tránh bị gió mưa làm ngã đổ. Trồng xong tưới nước cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây mau bén rễ mới.
Chế độ chăm sóc định kì cho cây
Chế độ tưới nước :
Cây me thuộc giống cây nhiệt đới nên cần khá nhiều nước để phát triển. Định kì sau khi trồng 3 tháng trở đi tùy vào khí hậu và độ ẩm của đất mà bạn tiến hành bón phân cho cây khoảng 3 ngày 1 lần.
Cắt tỉa tán cho cây:
Cây khi được 5 tháng trở đi bạn nên cắt tỉa thưa tán và cành cho cây. Vừa giúp cây thông thoáng tăng khả năng quang hợp mà còn giúp loại trừ được cành yếu, cành sâu bệnh khô héo chỉ giữ lại cành khỏe mạnh để giúp cây phát triển tốt nhất.
Không những được sử dụng để làm thực phẩm mà me còn được sử dụng để làm nguyên liệu chữa một số bệnh khá hiệu quả. Thân, lá và quả me được cho là có khả năng giúp trị viêm khớp, chữa tiêu chảy khá tốt. Me đun nước để ngậm hoặc súc miệng có thể chữa được bệnh viêm lợi khá hiệu quả.
Cách trồng cây me
1. Chuẩn bị cây giông:
Cây me hiện nay được trồng và nhân giống bằng cách ghép và chiết. Cây con giống sẽ giữ được toàn bộ nguồn gen của cây mẹ nên cho năng suất cao và chất lượng tốt. Bạn cần chọn những cây con giống khỏe mạnh chiều cao 50cm trở lên và có đầy đủ bộ phận nhất là bộ rễ phát triển không bị đứt rễ.
2. Chuẩn bị đất và đào hố:
Me khá dễ tính nên có thể trồng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể trồng trên đất thịt nhẹ có thành phần phối trộn giữa mụ cưa, xơ dừa. Đất nên có độ pH từ 5,5-7 là đủ.
Trước khi trồng bạn cần chuẩn bị hố trồng cho cây. Hố phải có kích thước tối thiểu 50x50x50cm và khoảng cách mỗi hố khoảng 8m nếu trồng nhiều. Trước đó 1 tháng bạn cần bón lót cho mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục và phân Super Lân cùng một lượng vôi bột để khử trùng.
3. Trồng cây con giống:
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng đất và giống bạn tiến hành trồng cây vào hố. Bạn bóc bỏ phần nilon và đặt cây con giông vào giữa hố.Chỉnh cho cây hướng thẳng và lấp đất lại. Bạn tiến hành dùng tay lèn chặt phần cổ rễ với phần gốc để cố định cây. Chú ý ở giai đoạn đầu cây còn non yếu nên cần cắm cọc cho cây tránh bị gió mưa làm ngã đổ. Trồng xong tưới nước cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây mau bén rễ mới.
Chế độ chăm sóc định kì cho cây
Chế độ tưới nước :
Cây me thuộc giống cây nhiệt đới nên cần khá nhiều nước để phát triển. Định kì sau khi trồng 3 tháng trở đi tùy vào khí hậu và độ ẩm của đất mà bạn tiến hành bón phân cho cây khoảng 3 ngày 1 lần.
Cắt tỉa tán cho cây:
Cây khi được 5 tháng trở đi bạn nên cắt tỉa thưa tán và cành cho cây. Vừa giúp cây thông thoáng tăng khả năng quang hợp mà còn giúp loại trừ được cành yếu, cành sâu bệnh khô héo chỉ giữ lại cành khỏe mạnh để giúp cây phát triển tốt nhất.
Chế độ bón phân cho cây:
Định kì hàng năm bạn nên bón phân cho cây để giúp cây mau ra hoa kết quả. Chia làm nhiều đợt bón cho cây. Chú ý lúc cây ra hoa đậu quả và thời điểm sau thu hoạch. Mỗi lần bạn bón cho mỗi gốc khoảng 0,4kg phân NPK phối trộn với phân KCL. Số lượng phân sẽ tăng lên theo tuổi của cây.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây me:
Cây me khá khỏe mạnh nên ít mắc các loại sâu bệnh hại. Bạn chỉ cần chăm sóc giữ cây được sạch sẽ đất không bị cỏ dại mọc và khi có quả thì nên sử dụng thuốc dưỡng quả và lá định kì là được.
Thu hoạch me
Cây me thường ra hoa vào đầu mùa mưa. Sau khi ra hoa khoảng 3 tháng sau đó bạn có thể thu hoạch được những chùm me đầu tiên. Khi quả trên cây to rủ xuống sờ mềm tay là bạn có thể hái xuống được. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi hái chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Sau khi thu hoạch bảo quản me ở nơi thoáng mát sẽ giúp me giữ được độ tươi lâu hơn
Ứng dụng:
- Được trồng ở các khu chung cư, sân vườn, đường phố… để cho bóng mát. được trồng làm cây bóng mát và cây cảnh phổ biến nhiều nơi, ngoại trừ chỗ úng ngập.
- Quả me non được sử dụng để nấu canh chua. Me chín thì được sử dụng làm nước chấm, làm mứt me, nước giải khát, ô mai…
- Quả me giàu vitamin C nên có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Chữa sốt, cảm lạnh, đau họng, suy nhược cơ thể.
- Bên cạnh đó, lá me được sử dụng để giảm sốt rét và làm gia vị trong món súp…
Nguồn tư liệu:
- Sở Giao thông vận tải Tp.HCM.
- Sở Xây dựng Tp.HCM.
- Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM.
- Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
- Công ty TNHH MTV Công Viên Cây Xanh Tp.HCM.
- Sưu tầm từ Internet.