Thủy cúc

Tên gọi khác: Bách thủy tiên, Từ cô lá tim , Lan nước

Tên khoa học: Echinodorus cordifolius

Họ thực vật: Alismataceae (Trạch tả)

Nguồn gốc: ở các vùng đầm lầy ở miền nam châu Á.

Hình thái - Đặc điểm nhận dạng:

  • Thân, Tán, Lá: cây thủy cúc có chiều cao từ 40-60cm.
  • Lá có màu xanh sáng, bóng, hình ovan hơi tròn, chóp nhọn hình mác, đáy hình tim, dài 10-12cm, rộng 7-9 cm. Lá tròn và rộng hơn khi sống chìm dưới nước.
  • Hoa, Quả, Hạt: Hoa tụ tán trên 1 phát hoa dài 60-80cm, phát hoa có khoảng 3-9 vòng hoa, mỗi vòng hoa có từ 3-15 chiếc. Hoa màu trắng với 3 cánh hoa rời, cánh hoa mịn, màu trắng, khá nhỏ và mọc dài theo đốt thân, mỗi đốt có vài hoa, trông xa như những cánh bướm đậu trên cây.

Đặc tính:

  • Cây thủy cúc là loại cây sinh trưởng nhanh, dễ trồng.

Ứng dụng:

  • phù hợp làm cây nội thất, để bàn làm việc.trồng trang trí sân vườn, tiểu cảnh, ao hồ…

Đất trồng:

  • Cây thích hợp đất với nhiều mùn

Ánh sáng:

  • chịu bóng một phần
  • nếu trồng trong chậu nên đưa cây Thủy Cúc ra bên ngoài phơi nắng để lá cây được xanh, mập mạp hơn, cây sẽ nhanh ra hoa hơn.

Nước tưới:

  • Nước không nhiễm phèn hay ô nhiễm.
  • Cây cần nhiều nước, nên trồng trong chậu thì chú ý mức nước trong bình luôn luôn ngang cổ rễ, hoặc có thể lút cổ rễ 1cm, mỗi tuần nên châm thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây một lần, chú ý không để bình cây bị khô nước.

Bón phân:

  • Bón bổ sung phân NPK.

Cắt tỉa:

  • Khi cây thủy cúc thay lá, lá sẽ có hiện tượng bị úa vàng, mép lá khô quăn, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây, bạn chỉ cần dung kéo cắt sát gốc lá bị vàng là được.

Nhân giống:

  • Cây Thủy Cúc được nhân giống bằng cách cắt bỏ nửa đầu của một thân cây lớn, đoạn thân này sẽ nhanh chóng sinh trưởng và phát triển. Do là cây dễ trồng, cây sinh trưởng tốt trong môi trường nước nên chỉ cần mua bầu cây về và cho vào dung dịch nước đã chuẩn bị sẵn trong một chậu thủy tinh.