Stochastic là gì

và những cơ bản điều cần biết

Các trader khi tham gia vào thị trường forex chắc hẳn đều nghe tới chỉ báo stochastic ít nhất 1 lần, tuy nhiên không phải trader nào cũng hiểu chính xác ý nghĩa mà của chỉ báo mà họ đang sử dụng. Bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu về stochastic là gì và những điều cơ bản về stochastic.

Chỉ báo stochastic oscillator là gì

Chỉ báo stochastic oscillator, hay còn có tên gọi khác là bộ dao động stochastic, là một công cụ phân tích kỹ thuật rất đa dạng. Hiệu quả trong việc xác định các tín hiệu đảo chiều của giá và còn rất nhanh nhạy trong việc tìm ra những tín hiệu tiếp diễn của xu hướng.

Cấu tạo của stochastic

Cấu tạo của stochastic

Stochastic được cấu tạo bởi 2 đường gồm:

Đường chính: %K.

Đường trung bình 3 giai đoạn của đường %K: %D.

Ngoài ra còn có 2 đường biên được mặc định 20-80. Nghĩa là nếu giá vượt quá đường biên 80 và 20 thì giá đang trong tình trạng quá mua và quá bán. Các trader sẽ căn cứ vào chỗ này để vào lệnh.

Đường %K là đường nhanh hơn và %D là đường chậm hơn (vì được tạo ra từ đường %K).

Cách tính toán

Chỉ báo stochastic được tạo thành từ 2 đường dao động %K ( đường stochastic nhanh) và %D (đường stochastic chậm).

Công thức tính:

%K = (C-L14/H14-L14)x 100

Trong đó:

  • C: giá đóng cửa gần nhất

  • L14: Giá thấp nhất trong vòng 14 phiên gần nhất

  • H14: Giá cao nhất trong vòng 14 phiên gần nhất

  • %K là giá trị của chỉ báo stochastic

%D = SMA 3 phiên của %K

Trong đó:

  • Cách lấy giá của %D: Exponential, Simple, Smoothed hoặc Weighted. Thông thường sẽ lấy theo Simple

  • n: Số giai đoạn dùng để tính toán

  • SMA: Đường trung bình cộng đơn giản (Simple Moving Average).

Cách sử dụng stochastic

Cách sử dụng stochastic

Xác định vùng quá mua/ quá bán

Stochastic có giá trị dao động từ 0 - 100. khi chỉ báo vào khu vực từ 0-20 là vùng quá bán (bán quá mức) . Ngược lại, khi chỉ báo vào vùng từ 80-100 thì được xem là vùng quá mua (mua quá mức).

Việc giá vào vùng quá mua/quá bán chỉ được xem là đà tăng hay đà giảm hiện tại của giá có tiềm năng suy yếu và đảo chiều trở lại chứ không xác nhận sẽ đảo chiều xu hướng.

Tín hiệu giao cắt giữa 2 đường %K và %D

Trong xu hướng giảm, nếu %K cắt %D trong vùng quá bán thì đó là tín hiệu mua.

Trong xu hướng tăng, nếu %K cắt xuống đường %D trong vùng quá mua thì đó là tín hiệu bán.

Tín hiệu phân kỳ

Tín hiệu cảnh báo giá có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng trong một xu hướng giảm. Giá hình thành đáy sau không cao hơn đáy trước nhưng chỉ báo stochastic hình thành đáy sau cao hơn đáy trước.

Tín hiệu cảnh báo giá có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm trong một xu hướng tăng. Giá hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo hình thành đỉnh sau thấp hơn.

=> Nếu cả 3 tín hiệu xuất hiện cùng lúc thì độ tin cậy càng cao

2 sai lầm cơ bản trong cách dùng stochastic

Có nhiều trader sử dụng stochastic mà không hiểu rõ về nó, dễ mắc phải 2 lỗi cơ bản sau:

  • Thực hiện lệnh buy khi thị trường quá bán và thực hiện lệnh sell khi thị trường quá mua.

Stochastic là chỉ báo đo động lượng thị trường, nghĩa là khi giá thị trường đang ở vùng quá bán (dưới 20), đồng nghĩa rằng thị trường đang có đà giảm mạnh.

Ngược lại, khi giá thị trường vượt qua vùng quá mua (trên 80), đồng nghĩa rằng thị trường đang có đà tăng mạnh.

Đừng thực hiện một lệnh BUY ngay khi thị trường đang QUÁ BÁN chỉ vì có vẻ như đang có quá nhiều lệnh SELL.

Stochastic báo rằng thị trường đang liên tục đi vào vùng quá bán (Stochastic dưới 20).

Thị trường vẫn tiếp tục giữ xu hướng xuống một cách mạnh mẽ, trong khi rõ ràng Stochastic liên tục báo thị trường đi vào vùng quá bán.

Điều tương tự với việc thực hiện lệnh SELL ở vùng quá mua (Stochastic trên 80).

Nếu bạn thực hiện những việc đó, bạn sẽ nhận lại được kết quả xương máu.

Chỉ cần bạn nhớ rằng, không có điều gì chắc chắn kể cả khi thị trường đi vào vùng quá mua/quá bán trong một thời gian dài, nó vẫn có thể tiếp tục như thế trong một thời gian dài nữa.

  • Nghĩ rằng thị trường sẽ đảo chiều khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ.

Một phương pháp khá phổ biến là sử dụng tín hiệu phân kỳ để đưa ra một ý tưởng giao dịch, tất nhiên nó cũng có phần hiệu quả.

Nhưng nếu nghĩ rằng: thị trường sẽ đảo chiều khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ

Nếu bạn chỉ dựa vào Stochastic Oscillator và sử dụng tín hiệu phân kỳ để đưa ra quyết định vào lệnh thì rất có thể tài khoản của bạn sẽ gặp nguy hiểm

Điểm chung của 2 sai lầm trên đều xuất phát từ việc giao dịch mà không quan tâm đến xu hướng thị trường.

Một số điều cần lưu ý

Có thể xem stochastic là một trong những công cụ đáng sử dụng nhất trong phân tích kỹ thuật. Càng nhiều tín hiệu đồng thuận thì độ tin cậy càng tăng.

Tuy nhiên nên kết hợp nó với các chỉ báo khác về xu hướng hay hành động giá để tăng độ tin cậy vì đây là một chỉ báo sớm nên sử dụng một cách độc lập sẽ gặp phải những tín hiệu nhiễu.

Chỉ báo stochastic phù hợp với nhà giao dịch theo dao động (swing trader) canh giao dịch trong các vùng quá mua hay quá bán ngắn hạn.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho các bạn hiểu thêm chỉ báo stochastic rsi là gì, hy vọng những thông tin đó sẽ giúp bạn trong quá trình giao dịch. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và bổ ích. Chúc các bạn thành công!