Hướng dẫn sử dụng chỉ báo momentum

Trong forex, chỉ báo momentum được nhiều trader tin trưởng và sử dụng, tuy nhiên bên cạnh đó cái tên này cũng hẳn còn xa lạ đối với những trader mới. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chỉ báo momentum là gì và cách sử dụng chỉ báo momentum.

Chỉ báo momentum là gì?

Chỉ báo momentum

Momentum indicator (còn gọi là chỉ báo momentum, chỉ báo động lượng) thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đo lường tốc độ thay đổi giá của một công cụ tài chính trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ báo kỹ thuật momentum phản ánh xu hướng và đánh giá tốc độ biến động của giá bằng cách so sánh các giá trị hiện tại và quá khứ, giúp các trader xác định được sức mạnh đằng sau xu hướng thị trường hiện tại.

Hiện tại có rất nhiều chỉ báo động lượng được dùng để đo lường sức mạnh của xu hướng, trong đó có một vài chỉ báo phổ biến.

  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

  • Chỉ báo động lượng Stochastic oscillator

  • Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

RSI và chỉ báo stochastic momentum là 2 chỉ báo động lượng, nghĩa là giá trị của chúng chỉ dao động trong khoảng 0 -100.

Cách sử dụng chỉ báo momentum


Chỉ báo momentum mặc định trên nền tảng MT4

Chỉ báo momentum được mặc định trên nền tảng MT4. Chỉ số momentum được tính dựa trên giá trị hiện tại và giá trị các phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, chỉ báo momentum đo lường tỷ lệ % tăng hoặc giảm của giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước đầu tiên, các trader cần làm là lựa chọn giá trị của n, hay tổng số phiên giao dịch mà mình muốn so sánh.

Trên MT4, giá trị n mặc định của chỉ báo momentum n=14.

Công thức tính

Momentum = Close(i)/Close(i-n) *100

Trong đó

  • Close (i) giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại.

  • Close (i-n) giá đóng cửa của n phiên giao dịch trước đó.

  • n là khoảng thời gian (số kỳ) được xác định bởi mỗi nhà đầu tư, dựa vào các chiến lược cụ thể (n=14).

Dựa vào các chỉ báo momentum, nhà đầu tư có thể xác định xu hướng theo đà tăng hay có thể đảo chiều.

Theo chỉ báo nhà đầu tư được cung cấp 3 tín hiệu:

  • Tín hiệu khi đường momentum cắt đường 100.

  • Tín hiệu khi khoảng giữa đường momentum so với đường 100 cho biết giá đang di chuyển nhanh chậm như thế nào?

  • Tín hiệu khi đường momentum cắt đường trung bình di động.

  • Tín hiệu phân kỳ, hội tụ giữa đường giá và chỉ báo momentum.

Ngoài ra còn một số tính hiệu giao dịch momentum bạn cần quan tâm.

  • Nếu chỉ báo momentum hình thành một đáy và bắt đầu tăng thì tín hiệu BUY xuất hiện.

  • Tín hiệu SELL xuất hiện khi chỉ báo chạm một định và bắt đầu giảm xuống.

  • Tín hiệu giao dịch theo hội tụ/phân kỳ.

  • Thoát khỏi các vùng có sự giao động. Các trường hợp đạt chỉ báo rất cao hoặc thấp bất thường, giá đã quá Mua hoặc quá Bán.

  • Nếu đạt đến mức mới chỉ báo có xu hướng giảm, đó có nghĩa là sự suy yếu của xu hướng đi lên.

  • Mặt khác, dấu hiệu của sự thay đổi sắp xảy ra của xu hướng đi xuống là mức giảm giá tối thiểu, không xác nhận sự chuyển biến của chỉ báo có thể là một.

Để phát huy tốt độ chính xác của chỉ báo momentum thì tất cả các tín hiệu trên đều phải cần thêm sự kết hợp với việc phân tích xu hướng chính, cũng như kết hợp với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác.

Chỉ báo momentum kết hợp với các chỉ báo khác

Chỉ báo momentum được nhiều trader biết đến khá rộng rãi để phân tích động lượng xu hướng. Tuy nhiên, muốn vận dụng chỉ báo một cách hiệu quả thì bạn cần phải có kiến thức về momentum này. Đồng thời, momentum không phải là một chỉ báo mạnh để có thể sử. Để sử dụng một cách hiệu quả chính các hơn, bạn cần kết hợp các chỉ báo khác như Bollinger Band, đường trung bình MA, nến Heiken Ashi, chỉ báo Parabolic SAR.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu cho các bạn hiểu thêm chỉ báo momentum, hy vọng những thông tin đó sẽ giúp bạn trong quá trình giao dịch. Theo dõi sanforextotnhat.online để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và bổ ích. Chúc các bạn thành công!