Chỉ số RSI là gì?

Vai trò quan trọng của RSI

RSI là chỉ báo dao động được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Có kết cấu vô cùng đơn giản, cũng vì điều này nhiều trader thêm RSI vào phương pháp giao dịch của mình. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ chỉ số RSI là gì? Vì sao chúng lại hữu ích đến vậy.

Chỉ báo RSI là gì

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo động lượng, một trong những công cụ đo lường tốc độ biến động giá. Bên cạnh đó, RSI cũng là một chỉ báo dao động giúp các trader dễ dàng phát hiện các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.

Vùng quá mua, quá bán của RSI

RSI đánh giá tài sản trên thang điểm 0 đến 100 trong giai đoạn thời gian con số 14. Chỉ số RSI lớn hơn mức 70 là nằm trong vùng quá mua và thấp hơn 30 là nằm trong vùng quá bán. Ở giữa mức 30 và 70 là mức trung tính, với mức 50 là dấu hiệu không có xu hướng.

Cách tính chỉ báo RSI

Ta có công thức :

RSI = 100-[100/1+RS)]

Trong đó:

  • RS: Tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm.

  • RSI: Được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất, nên được gọi là đường RSI 14.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc tính toán đường RSI là không cần thiết, vì đã có máy tính lo, bạn chỉ cần đọc đúng và tiến hành giao dịch là đủ.

Vai trò của chỉ số RSI trong đánh giá thị trường

Trong đánh giá thị trường, cách xem chỉ báo RSI (sức mạnh tương đối) luôn giữ vai trò quan trọng. Dựa vào chỉ báo này nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định chính xác nhằm hạn chế rủi ro khi đầu tư vào một lĩnh vực tài chính nào đó.

Dự đoán xu hướng giá trong tương lai

Dự đoán giá tăng: Giá cả thị trường có xu hướng tăng khi RSI vượt qua mức 50 di chuyển dưới lên trên. Hoặc hoạt động mạnh trong vùng mức 45-55 có một số trường hợp dưới 45.

Dự đoán giá giảm: Giá trị RSI giảm xuống mức 50. Hoặc hoạt động mạnh trong vùng mức 45-55 có một số trường hợp dưới 45.

Xác định sự phân kỳ hoặc hội tụ của vùng giá

Tín hiệu phân kỳ đường RSI có thể báo trước một xu hướng tăng hay giảm giá đột ngột. Do đó khi phân tích nhà đầu tư cần nối đỉnh với đỉnh và đáy với đáy để dễ thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau.

  • Phân kỳ dương là tình trạng RSI và giá biến đổi theo 2 chiều ngược nhau. Chỉ số RSI sẽ tăng hình thành đỉnh và giá giảm hình thành đáy. Phân kỳ dương là tín hiệu cho biết giá vẫn tiếp tục tăng trên đà giảm.

  • Ngược lại, phân kỳ âm chỉ báo cho biết xu hướng giá tăng nhưng thực tế thị trường vẫn diễn ra xu hướng giảm. Do đó, RSI thực sự dự báo chính xác đối với thị trường ít xảy ra biến động.

Tín hiệu cho biết một xu hướng tăng hoặc giảm sắp kết thúc là khi xuất hiện sự hội tụ của chỉ báo RSI và giá. Khi đó giá dễ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Chỉ báo RSI trong forex hoạt động như thế nào?

Theo như hình trên các trader có thể phân tích được nhiều điều khi nhìn vào 2 đường màu đỏ. Dễ nhận ra, cổ phiếu VNM được điều chỉnh giảm kéo theo đường RSI giảm. Đây là diễn biến hợp lý bởi đường RSI và giá di chuyển theo hướng cùng chiều.

Đồng thời cũng cần lưu ý đến 2 đường màu xanh. Dễ thấy, VNM vẫn đang giảm nhưng đường RSI lại có xu hướng đi lên. Trong trường hợp này, 2 đường màu xanh cho biết tính hội tụ của chỉ báo RSI và chỉ báo giá. 2 đường này dần tiến lại gần nhau. Đó là tín hiệu dự báo của một xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.

Xu hướng giá chưa thực sự rõ nét mặc dù đang ở mô hình elip của đường giá. Thế nhưng, hình elip của chỉ báo RSI cũng cho biết thời điểm đường RSI sẽ làm gián đoạn quá trình giảm của chính bản thân đường RSI đó. Đồng thời, dự báo cho một xu hướng giảm sắp chấm dứt, là bước khởi đầu cho một xu hướng tăng.

Lời kết

Chỉ báo RSI trong forex như là một công cụ đặc trưng trong phân tích xu hướng giá cả thị trường. Tuy nhiên muốn sử dụng hiệu quả thì bạn cần phải có kiến thức nhất định. Mong răng với một số chia sẻ về đường RSI là gì? sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức để giao dịch thành công. Chúc bạn may mắn!