Cách giao dịch trong mô hình tam giác

3 loại mô hình tam giác

Mô hình tam giác hay còn gọi là mô hình song phương, nghĩa là sau khi phá khỏi mô hình, giá có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn 3 loại mô hình tam giác cơ bản và cách giao dịch trong biểu đồ giá.

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Là mô hình tam giác được hình thành từ đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên, hội tụ tại một điểm phía bên phải của mô hình, tạo thành hình một tam giác cân.

Cách giao dịch

Đối với mô hình tam giác cân, khó có thể dự đoán giá đi theo chiều hướng nào, nên chiến lược giao dịch ở đây là đặt lệnh cho cả 2 hướng. Lệnh chờ là lựa chọn tối ưu.

Bước đầu tiên phải xác định được mô hình tam giác, khi giá bắt đầu giao động trong phạm vi hẹp dần. Tạo đỉnh sau cao không bằng đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước thì các bạn tiến hành vẽ 2 đường xu hướng dưới và trên. Nếu thỏa mãn điều kiện mô hình tam giác cân thì các bạn tiến hành đặt lệnh. Phân biệt, để tránh nhầm lẫn với mô hình giá cờ đuôi nheo và mô hình giá Cái Nêm.

Đặt lệnh: Đặt một lệnh chờ mua ở phía trên của đường kháng cự và một lệnh chờ bán ở phía dưới đường hỗ trợ sau khi vẽ được mô hình Tam giác cân. Với cách đặt lệnh này, dù giá đi theo hướng nào thì một lệnh của bạn sẽ được khớp, lệnh còn lại sẽ được hủy.

Mô hình tam giác giảm (Descending Triangle)

Mô hình tam giác giảm (Descending Triangle)

Descending Triangle là mô hình tam giác vuông được hình thành từ một đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ đi ngang, 2 đường này có xu hướng hội tụ tại một điểm nằm về phía bên phải, tạo thành hình một tam giác.

Cách giao dịch

Chiến lược giao dịch ở mô hình là đặt lệnh ở cả 2 phía bởi vì chúng ta không thể nào chắc chắn 100% rằng giá sẽ tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, các bạn có thể chỉ đặt một lệnh thay vì cả 2 ngoại trừ việc tại thời điểm đó xuất hiện thông tin có lợi cho một bên nào đó. Khả năng giá phá vỡ giảm cao trong đa số các trường hợp thực tế nên các bạn có thể đặt lệnh lệnh Buy với khối lượng ít hơn và Sell với khối lượng nhiều hơn.

Khi thấy mô hình giá tam giác bắt đầu dịch chuyển hẹp lại, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau với đáy trước bằng hoặc chênh lệch không nhiều thì đó chính là dấu hiệu của mô hình Tam giác giảm. Các bạn tiến hành vẽ bổ sung 2 đường xu hướng cho mô hình.

Giao dịch trong mô hình tam giác giảm (Descending Triangle)

Các bạn có thể sử dụng lệnh chờ mua và lệnh chờ bán trong mô hình này. Nếu giá đi xuống thì lệnh chờ bán được khớp, lợi nhuận cao do đặt khối lượng nhiều hơn. Ngược lại, nếu giá đi lên thì lệnh chờ mua được khớp, lợi nhuận lúc này không nhiều do giảm khối lượng giao dịch.

Có thể chọn khối lượng giao dịch tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người, chúng tôi đưa ra cách giao dịch không phải là chiến lược hoàn hảo nhất mà là một chiến lược để các bạn có thể tham khảo.

Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle)


Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle)

Ascending Triangle là mô hình tam giác vuông được hình thành bởi đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ dốc lên, 2 đường này hội tụ tại một điểm nằm bên phải tạo thành một hình tam giá, hay hiểu đơn giản bao gồm 1 cạnh ngang bên trên và 1 cạnh dốc lên bên dưới cho tam giác, hay hiểu cách khác

Cách giao dịch

Khi mô hình giá tam giác bắt đầu giao động trong một phạm vi hẹp, tạo đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau và đỉnh trước bằng hoặc gần bằng nhau thì mô hình Tam giác tăng xảy ra. Tai thời điểm này, các bạn vẽ 2 đường xu hướng cho mô hình.

Tương tự như mô hình tam giác giảm (Descending Triangle). Các bạn có thể phân bổ khối lượng một cách hợp lý của lệnh chờ mua nhiều hơn so với lệnh chờ bán.

Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình tam giác

  • Phân biệt được mô hình tam giác với các mô hình tương tự như mô hình giá cái nêm, mô hình giá cờ đuôi nheo.

  • Mô hình cờ tam giác có hiệu lực khi có ít nhất 2 lần giá phải chạm vào các đường kháng cự và hỗ trợ, sau đó thì quay đầu.

  • Khối lượng giao dịch lớn cũng là một trong những tín hiệu để giá biến động mạnh theo một xu hướng nhất định.

  • Để vào lệnh chính xác, nhà đầu tư có thể kết hợp các chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến hoặc phương pháp khác để xác nhận tín hiệu về hướng đi của giá sau khi phá vỡ nếu không sử dụng các loại lệnh chờ. Tuy nhiên, việc phá vỡ là không dễ dàng, các nhà đầu tư cần có kinh nghiệm và luyện tập để giao dịch breakout.

Vậy tại sao phải đặt lệnh chờ mà không đợi khi giá phá vỡ mô hình rồi vào lệnh theo hướng phá vỡ.

  • Thứ nhất sẽ đặt lệnh chờ ở cả 2 phía để phòng ngừa rủi ro khi giá đi theo một hướng bất kỳ. Khi lệnh chờ đi theo một hướng kỳ vọng, nhà đầu tư có thể giảm rủi ro khi hủy lệnh chờ còn lại.

  • Giao dịch phá vỡ không đơn giản, phụ thuộc vào khả năng phân tích của các trader, nên nếu đợi giá breakout rồi mới vào lệnh thì sẽ rất khó vì giá sẽ breakout giả nhiều lần trước đó.

  • Stop-loss: tại đáy gần nhất của mô hình đối với lệnh Buy hoặc đỉnh gần nhất của mô hình đối với lệnh Sell.

  • Take-profit: tại điểm cách điểm phá vỡ một khoảng bằng độ cao của mô hình Tam giác cân.

Lời kết

So với những mô hình giá khác thì có vẽ mô hình lá cờ tam giác sẽ ít rủi ro hơn, khi các trader biết sử dụng chiến lược lệnh chờ đối nghịch nhau ở 2 hướng đi của giá và một trong những điều quan trọng là bạn phải xác định được mô hình tam giác. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn một vài thông tin bổ ích. Chúc các bạn thành công!