Hướng dẫn nâng cao hiệu suất nồi hơi sau kiểm định

Hướng dẫn nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau kiểm định

Bạn đang ở : trang chủ » Kiểm Định An Toàn » Hướng dẫn nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau kiểm định

Hướng dẫn nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau kiểm định

Sau quá trình kiểm định nồi hơi, chúng ta sẽ tìm ra được các hư hại, hỏng hóc, từ đó ta đi tìm biện pháp khắc phục chúng.. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau khi kiểm định

Quá trình đốt cháy trong lò hơi có thể được mô tả bằng một sơ đồ dòng năng lượng. Sơ đồ này cho thấy cách thức năng lượng đầu vào từ nhiên liệu được chuyển thành các dòng năng lượng hữu dụng, nhiệt và dòng năng lượng tổn thất. Độ dày mũi tên của một dòng tương ứng với khối lượng năng lượng sử dụng trong dòng đó.

bằng năng lượng là để cân bằng giữa tổng năng lượng đầu vào của lò hơi với năng lượng đầu ra dưới những dạng khác nhau. Hình dưới đây minh hoạ cho những tổn thất khác nhau xảy ra trong quá trình tạo hơi.

Có thể chia các tổn thất năng lượng thành tổn thất có thể và không thể tránh khỏi. Mục tiêu của đánh giá SXSH và/hoặc đánh giá năng lượng là nhằm giảm những tổn thất có thể tránh khỏi, tức là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Có thể tránh khỏi hoặc giảm bớt những tổn thất dưới đây:

Tổn thất qua khói lò:- Khí dư (giảm xuống mức tối thiểu có thể tuỳ theo công nghệ, vận hành, vận hành (kiểm soát), và bảo trì của lò).- Nhiệt độ của khí lò (giảm nhờ tối ưu hoá bảo trì (làm sạch), tải; công nghệ lò đốt và lòhơi tiên tiến hơn). Tổn thất qua nhiên liệu chưa cháy hết trong khí lò và xỉ (tối ưu hoá vận hành và bảo trì, công nghệ lò đốt tiên tiến hơn). Tổn thất qua xả đáy (xử lý nước cấp sạch, tuần hoàn nước ngưng) Tổn thất qua nước ngưng (thu hồi lượng nước ngưng tối đa có thể) Tổn thất do bức xạ và đối lưu (giảm nhờ bảo ôn lò hơi tốt)

Hiệu suất lò hơi

Hiệu suất nhiệt của một lò hơi được định nghĩa là “phần trăm (nhiệt) năng lượng đầu vào được sử dụng hiệu quả nhằm tạo ra hơi”

Có hai phương pháp đánh giá hiệu suất lò hơi:

Phương pháp Trực tiếp: Là phần năng lượng đạt được từ (nước và hơi) so với hàm lượng năng lượng trong nhiên liệu của lò hơi Phương pháp Gián tiếp: Hiệu suất là sự chênh lệch giữa tổn thất và năng lượng đầu vào

Có 2 phương pháp thường được sử dụng trong tính toán xác định hiệu suất lò hơi. Phương pháp thứ nhất được gọi là “phương pháp cân bằng nghịch” hay còn gọi là “phương pháp tổn thất”. Phương pháp thứ hai được gọi là phương pháp cân bằng thuận hay còn gọi là phương pháp “đầu vào – đầu ra”. Phương pháp cân bằng nghịch xác định, tính toán hiệu suất lò dựa trên việc xác định các tổn thất của lò hơi.

Phương pháp này được sử dụng khi không có đồng hồ đo các thông số đầu vào – đầu ra như: lưu lượng hơi của lò sản xuất được, nhiệt độ- áp lực hơi, lưu lượng nước xả lò, lưu lượng nước cấp, lưu lượng nhiên liệu cấp cho lò hoặc có các đồng hồ đo trên không chính xác. Ưu điểm của phương pháp xác định hiệu suất lò hơi theo cân bằng nghịch là: Độ chính xác cao (nhất là khi hiệu suất lò cao hơn 75%) và biết được nguyên nhân hiệu suất lò bị giảm sút. Nhược điểm của phương pháp này là phải lấy nhiều mẫu, số lượng các thông số cần đo đạc, phân tích lớn. Phương pháp cân bằng thuận xác định, tính toán hiệu suất lò dựa trên các thông số đầu vào đầu ra lò hơi. Phương pháp này đòi hỏi phải có đủ các đồng hồ đo các thông số đầu vào – đầu ra của lò như: lưu lượng hơi của lò sản xuất được, nhiệt độ- áp lực hơi, lưu lượng nước xả lò, lưu lượng nước cấp, lưu lượng nhiên liệu cấp cho lò…Đồng thời đòi hỏi các đồng hồ này phải có độ chính xác cao, việc phân tích nhiệt trị nhiên liệu đầu vào cũng cần phải thật chính xác. Ưu điểm của phương pháp cân bằng thuận là đơn giản, số lượng mẫu

phải lấy và thông số cần đo ít. Nhược điểm của nó là độ chính xác thấp và không biết được nguyên nhân gây nên sự giảm hiệu suất lò. Trong thí nghiệm xác định đặc tính hiệu suất lò người ta hay sử dụng phương pháp nghịch hơn. Tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp nào là tùy theo điều kiện thiết bị thiết bị thực tế sao cho phù hợp. Dưới đây chúng tôi xin

giới thiệu cả hai phương pháp nêu trên. Để có thể nồi hơi hoạt động đúng với hiệu suất, không bị tổn thất nhiều, thì phải kiểm định lò hơi định kỳ, bảo trì bảo dưỡng chúng thật tốt

Hướng dẫn nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau kiểm định

Bạn đang ở : trang chủ » Kiểm Định An Toàn » Hướng dẫn nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau kiểm định

Hướng dẫn nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau kiểm định

Sau quá trình kiểm định nồi hơi, chúng ta sẽ tìm ra được các hư hại, hỏng hóc, từ đó ta đi tìm biện pháp khắc phục chúng.. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để nâng cao hiệu suất của nồi hơi sau khi kiểm định

Quá trình đốt cháy trong lò hơi có thể được mô tả bằng một sơ đồ dòng năng lượng. Sơ đồ này cho thấy cách thức năng lượng đầu vào từ nhiên liệu được chuyển thành các dòng năng lượng hữu dụng, nhiệt và dòng năng lượng tổn thất. Độ dày mũi tên của một dòng tương ứng với khối lượng năng lượng sử dụng trong dòng đó.

bằng năng lượng là để cân bằng giữa tổng năng lượng đầu vào của lò hơi với năng lượng đầu ra dưới những dạng khác nhau. Hình dưới đây minh hoạ cho những tổn thất khác nhau xảy ra trong quá trình tạo hơi.

Có thể chia các tổn thất năng lượng thành tổn thất có thể và không thể tránh khỏi. Mục tiêu của đánh giá SXSH và/hoặc đánh giá năng lượng là nhằm giảm những tổn thất có thể tránh khỏi, tức là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Có thể tránh khỏi hoặc giảm bớt những tổn thất dưới đây:

Tổn thất qua khói lò:- Khí dư (giảm xuống mức tối thiểu có thể tuỳ theo công nghệ, vận hành, vận hành (kiểm soát), và bảo trì của lò).- Nhiệt độ của khí lò (giảm nhờ tối ưu hoá bảo trì (làm sạch), tải; công nghệ lò đốt và lòhơi tiên tiến hơn). Tổn thất qua nhiên liệu chưa cháy hết trong khí lò và xỉ (tối ưu hoá vận hành và bảo trì, công nghệ lò đốt tiên tiến hơn). Tổn thất qua xả đáy (xử lý nước cấp sạch, tuần hoàn nước ngưng) Tổn thất qua nước ngưng (thu hồi lượng nước ngưng tối đa có thể) Tổn thất do bức xạ và đối lưu (giảm nhờ bảo ôn lò hơi tốt)

Hiệu suất lò hơi

Hiệu suất nhiệt của một lò hơi được định nghĩa là “phần trăm (nhiệt) năng lượng đầu vào được sử dụng hiệu quả nhằm tạo ra hơi”

Có hai phương pháp đánh giá hiệu suất lò hơi:

Phương pháp Trực tiếp: Là phần năng lượng đạt được từ (nước và hơi) so với hàm lượng năng lượng trong nhiên liệu của lò hơi Phương pháp Gián tiếp: Hiệu suất là sự chênh lệch giữa tổn thất và năng lượng đầu vào

Có 2 phương pháp thường được sử dụng trong tính toán xác định hiệu suất lò hơi. Phương pháp thứ nhất được gọi là “phương pháp cân bằng nghịch” hay còn gọi là “phương pháp tổn thất”. Phương pháp thứ hai được gọi là phương pháp cân bằng thuận hay còn gọi là phương pháp “đầu vào – đầu ra”. Phương pháp cân bằng nghịch xác định, tính toán hiệu suất lò dựa trên việc xác định các tổn thất của lò hơi.

Phương pháp này được sử dụng khi không có đồng hồ đo các thông số đầu vào – đầu ra như: lưu lượng hơi của lò sản xuất được, nhiệt độ- áp lực hơi, lưu lượng nước xả lò, lưu lượng nước cấp, lưu lượng nhiên liệu cấp cho lò hoặc có các đồng hồ đo trên không chính xác. Ưu điểm của phương pháp xác định hiệu suất lò hơi theo cân bằng nghịch là: Độ chính xác cao (nhất là khi hiệu suất lò cao hơn 75%) và biết được nguyên nhân hiệu suất lò bị giảm sút. Nhược điểm của phương pháp này là phải lấy nhiều mẫu, số lượng các thông số cần đo đạc, phân tích lớn. Phương pháp cân bằng thuận xác định, tính toán hiệu suất lò dựa trên các thông số đầu vào đầu ra lò hơi. Phương pháp này đòi hỏi phải có đủ các đồng hồ đo các thông số đầu vào – đầu ra của lò như: lưu lượng hơi của lò sản xuất được, nhiệt độ- áp lực hơi, lưu lượng nước xả lò, lưu lượng nước cấp, lưu lượng nhiên liệu cấp cho lò…Đồng thời đòi hỏi các đồng hồ này phải có độ chính xác cao, việc phân tích nhiệt trị nhiên liệu đầu vào cũng cần phải thật chính xác. Ưu điểm của phương pháp cân bằng thuận là đơn giản, số lượng mẫu

phải lấy và thông số cần đo ít. Nhược điểm của nó là độ chính xác thấp và không biết được nguyên nhân gây nên sự giảm hiệu suất lò. Trong thí nghiệm xác định đặc tính hiệu suất lò người ta hay sử dụng phương pháp nghịch hơn. Tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp nào là tùy theo điều kiện thiết bị thiết bị thực tế sao cho phù hợp. Dưới đây chúng tôi xin

giới thiệu cả hai phương pháp nêu trên. Để có thể nồi hơi hoạt động đúng với hiệu suất, không bị tổn thất nhiều, thì phải kiểm định lò hơi định kỳ, bảo trì bảo dưỡng chúng thật tốt