Quản lý rủi ro

QUẢN LÝ RỦI RO

Nội dung khóa học

I. MỞ ĐẦU

An toàn - Safety

Theo các từ điển, AN TOÀN là chất lượng của sự TRÁNH ĐƯỢC NGUY HIỂM VÀ THƯƠNG TÍCH.

(Safety defines as: “the quality of being safe; freedom from danger or injury”)

CÁC ĐỊNH NGHĨA AN TOÀN TRONG THỰC TẾ

Định nghĩa của Cục an toàn Mỹ:

An toàn là sự kiểm soát các mối nguy hiểm để đạt được một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

Theo Gloss and Wardle trong “Introduction to Safety Engineering”:

An toàn là sự tránh được tương đối các rủi ro gặp phải các nguy hiểm; là mức độ tránh được các mối nguy hiểm và độc hại trong bất kỳ môi trường nào.

NGUY CƠ ĐẾN TỪ ĐÂU?

Có thể tạm chia nguy cơ thành 3 nhóm:

Từ thiết bị, nguyên vật liệu.

Từ con người

Từ môi trường làm việc: mưa, sấm sét, chất lượng không khí, ánh sáng, tiếng ồn…

MỤC ĐÍCH CỦA QUẢN LÝ RỦI RO

  • Một cách ngắn gọn, quản lý rủi ro giúp:

  • Nhận biết những vị trí, tình thế … có thể có vấn đề về an toàn.

  • Tìm ra những biện pháp để nâng cao độ an toàn.

  • Chuẩn bị những biện pháp khẩn cấp nếu như những biện pháp an toàn thất bại.

NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ RỦI RO

  • Các bước tiến hành việc quản lý rủi ro:

  • Phân tích nguy cơ – Nhận diện các mối nguy hiểm.

  • Đánh giá mức độ rủi ro – Lượng hóa rủi ro.

  • Tìm cách kiểm soát – dựng rào cản và chuẩn bị biện pháp cứu hộ.

  • Đánh giá lại mức độ rủi rỏ sau khi có các biện pháp kiểm soát.

II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUY CƠ (Nhận diện các mối nguy hiểm)

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUY CƠ

  • Phân tích theo danh mục (Check list)

  • Phân tích sự kiện (Event Tree Analysis - ETA)

  • Phân tích theo sự cố (Fault Tree Analysis - FTA)

  • Phân tích năng lượng (Energy Analysis)

  • Hazard and Operability Study (HAZOP)

  • Failure Mode and Effects Analysis (FMEA)

III. CÁC CÁCH NHÌN KHÁC NHAU KHI PHÂN TÍCH NGUY CƠ

Các hoàn cảnh khác nhau khi phân tích nguy cơ:

  1. Phân tích toàn quá trình sản xuất (process analysis) hay phân tích một tác vụ, một sự kiện đơn lẻ

  2. Xem xét một hệ thống hay là xem xét một tiến trình.

1. Phân tích quá trình sản xuất

Toàn bộ quá trình sản xuất cần được phân tích như là công việc định kỳ của tổ chức an toàn.

Những thay đổi cần được phân tích kịp thời.

… hay phân tích theo từng tác vụ

Những tác vụ điển hình cần phải phân tích:

Chuẩn bị cho công tác sửa chữa.

Bản thân công việc sửa chữa.

Khởi động lại sau khi sửa chữa.

Những nguy cơ từ bên ngoài có thể xuất hiện

Những thay đổi về thiết bị, con người và môi trường.

3. Thay đổi góc nhìn, thay đổi cách phân tích

IV. LƯỢNG HÓA RỦI RO

R = P x C

R – Hệ số rủi ro

P – Khả năng xảy ra

C – Mức độ thiệt hại

Định lượng toàn phần

Cơ sở dữ liệu về các khả năng xảy ra các sự cố.

Tính bằng các software

So sánh chi phí khi bảo hiểm và chọn phương án bảo dưỡng, kiểm định, đầu tư tài chính ….

Bán định lượng

Bán định lượng

Ví dụ:

Công việc: sơn nhà xưởng.

Thiết bị: tời nâng, thang, giàn giáo, thiết bị điện cầm tay ….

Khi chưa thực hiện các biện pháp an toàn hệ số rủi ro R = 16 (Không chấp nhận được)

Thực hiện các biện pháp: (Sử dụng dây an toàn, kiểm tra giàn giáo và thang, kiểm định tời nâng) hệ số rủi ro: R = 4 (Chấp nhận được)