An toàn vận hành LPG, CNG...

Hệ thống LPG, CNG bao gồm bồn LPG, đường ống dẫn, hệ thống bay hơi, các thiết bị phụ kiện lắp đặt hệ hệ thống LPG,...là các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại thông tư 27/2013/TT – BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội thì người vận hành thiết bị này là người phải học an toàn lao động có chứng chỉ.

Sau khóa học nhóm 03 được cấp Chứng chỉ an toàn có giá trị 05 năm

NỘI DUNG KHÓA HỌC

Phần I:

Giới thiệu chung về Liquified Petrolium Gas (LPG) - Thành phần hóa học – Nguồn gốc.

Trạng thái tự nhiên và tồn trữ

Các nguy cơ

1. Nguy cơ bỏng lạnh

Khi bị LPG lỏng bắng vào da hay mắt, vùng da hay mắt sẽ bị bỏng lạnh.

Công nhân phải được trang bị quần áo bảo hộ, kính và găng tay.

Cấp cứu khi bị LPG lỏng bắn vào da, mắt:

Nhẹ nhàng gở bỏ quần áo dính vào da.

Dùng nước đổ lên vùng bị thương khoảng 15 phút.

Không được xoa bóp, làm nóng vùng bị thương.

Băng vết thương bằng vải vô trùng. Nếu bị văng trúng mắt thì sau khi rửa phải băng cả 2 mắt.

Gọi cấp cứu.

2. Nguy cơ gây ngộp thở

Vì nặng hơn không khí, trong không gian hạn hẹp, LPG chiếm chổ của không khí và gây ngộp thở.

Khu vực tồn trữ, chiết nạp phải thoáng, cao và thông gió tốt.

Có mặt nạ kèm bình dưỡng khí để cấp cứu và khắc phục rò rỉ khi có sự cố.

Mang mặt nạ trước khi vào khu vực rò rỉ để cứu người bị nạn.

Khi nồng độ LPG từ 1% trở lên có thể gây choáng nhẹ sau vài phút.

Nồng độ cho phép làm việc lâu dài là 0,25%.

Nồng độ Oxy bình thường là 20%. Phải di tản ngay nếu nồng độ Oxy giảm xuống dưới 18%.

Dùng mặt nạ có bình dưỡng khí kèm theo.

Dùng máy đo nồng độ Oxy và nồng độ khí cháy

Cấp cứu khi có người bị ngất trong vùng có LPG

Đưa người bị choáng, ngộp ra vùng an toàn.

Ngay lập tức hô hấp nhân tạo.

Gọi cấp cứu.

3. Gây cháy nổ

Giới hạn cháy nổ của LPG là từ 1.9% đến 9%

Phần II: Thiết bị

Bồn chứa

KHI NẠP LPG VÀO BỒN

Mặt bằng lắp đặt kho gas

Khu vực bồn chứa phải có biển báo chất cháy nổ và cấm lửa.

Chai và nạp chai

ĐỊNH KỲ KIỂM TRA VÀ KIỂM ĐỊNH

Phần 3: Tình trạng khẩn cấp

Khi có đám cháy gần khu vực kho.

Ngưng mọi hoạt động sử dụng hoặc chiết nạp.

Phun nước liên tục trên bồn và hệ thống đường ống để che lửa.

Sơ tán những người không có nhiệm vụ ra khỏi khu vực kho.

Khi có hiện tượng rò rỉ gas

Ngưng mọi hoạt động sử dụng,chiết nạp.

Sơ tán người không có nhiệm vụ ra khỏi khu vực kho.

Phun nước che cho bồn và dập khí rò rỉ.

Những người có trách nhiệm khắc phục sự cố phải được trang bị bảo hộ đầy đủ và mặt nạ phòng độc có bình dưỡng khí.

Thao tác chuẩn xác nếu phải chuyển gas từ bồn có sự cố sang các bồn khác, tránh gây tràn đổ và vỡ ống.

Khi có cháy do rò rỉ gas

Không cố gắng dập tắt đám cháy khi chưa khắc phục được điểm rò rỉ.

Tìm cách cô lập khu vực rò rỉ bị cháy bằng các van khóa.

Hướng dẫn mọi ngưởi sơ tán ra khỏi khu vực kho chứa và ra xa vùng nguy hiểm.