Cloud Computing

Cloud Computing – Điện toán đám mây là gì ?

Điện toán đám mây chỉ đơn giản là một tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch vụ cung cấp trên web. Khi bạn biểu đồ mối quan hệ giữa tất cả các yếu tố tương tự như một đám mây.

Trước đây, các công ty lớn dùng dạng On-Premise, tức là tự xây dựng toàn bộ hệ thống hạ tầng bao gồm cả phần cứng và phần mềm, họ cũng phải có tiền để nuôi team IT. Chi phí cực lớn!!!! Để giải quyết vấn đề này, Điện toán đám mây ra đời và được các công ty startup, công ty vừa và nhỏ dùng. Chủ yếu là các dịch vụ IaaS hoặc PaaS do Google, Amazon, Azure... cung cấp.

Điện toán đám mây thường được cung cấp như một dịch vụ “qua Internet, bao gồm các hình thức Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), Nền tảng như một dịch vụ (PaaS), và Phần mềm như một dịch vụ (SaaS).

Tới đây ta có 3 khái niệm khá quan trọng, đó là:

IaaS: Infrastructure as a Service

PaaS: Platform as a Service

SaaS: Software as a Service

Vậy “As A Service” là gì? Dịch nôm na thì nó là … cung cấp như một dịch vụ. Dịch vụ ở đây có thể hiểu là dịch vụ có sẵn, khi nào cần dùng thì mới phải trả tiền. Ví dụ như:

Đi ăn nhà hàng là Food as a Service

Đi xe ôm, taxi là Transport as a Service

Từ đó ta thấy được sự khác biệt giữa 3 khái niệm này:

Infrastructure as a Service: Các công ty khác như DigitalOcean, Linode, Rackspace, Amazon Web Services (AWS), Cisco Metapod, Microsoft Azure, Google Compute Engine (GCE)... sẽ cho bạn thuê cơ sở hạ tầng (infrastucture) bao gồm server, ổ cứng, mạng. Bạn muốn cài gì cũng được, bỏ code gì lên cũng được. Bạn có thể làm gì cũng được, thậm chí là PaaS hoặc SaaS

Platform as a Service: Nhà cung cấp như AWS Elastic Beanstalk, Windows Azure, Heroku, Force.com, Google App Engine, Apache Stratos, OpenShift... sẽ lo cho bạn từ OS (Windows hoặc Linux) cho tới Runtime (Docker, NodeJS, C#, Java), chỉ cần bỏ code vào mà chạy là được.

Software as a Service: Phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ, người sử dụng sẽ trả tiền thuê hàng tháng như Gmail, Google Apps, Dropbox, Salesforce, Cisco WebEx, Concur, GoToMeeting, Dropbox, Salesforce … Đa phần khi các công ty công nghệ/công ty phần mềm dùng Cloud, họ sẽ dùng IaaS, hoặc PaaS để deploy sản phẩm lên.

Phần lớn các công ty đều sử dụng SaaS cho các hoạt động thường ngày (thay vì tự phát triển):

  • Slack để giao tiếp giữa các thành viên

  • Jira để quản lý task

  • Confluence hoặc Google Docs để quản lý document

  • Skype hoặc Zoom.us để họp online

Khách hàng sử dụng điện toán đám mây không phải tăng vốn để mua hàng, quản lý, duy trì và mở rộng cơ sở hạ tầng vật lý cần thiết để xử lý các biến động giao thông quyết liệt. Thay vì phải đầu tư thời gian và tiền bạc để giữ cho trang web của họ nổi, với điện toán đám mây khách hàng chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên mà họ sử dụng. Điểm nổi bật đặc đặc biệt của điện toán đám mây là khả năng tính toán, tính đàn hồi, co giãn tài nguyên, có nghĩa rằng khách hàng không còn cần phải dự đoán lưu lượng truy cập, nhưng có thể thúc đẩy các trang web của họ mạnh mẽ và một cách tự nhiên. Kỹ thuật cho giao thông cao điểm trở thành một điều của quá khứ.

Tuy vậy, để có thể tận dụng tối đa điện toán đám mây thì điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải tìm một nhà cung cấp “đám mây” đủ tốt để đáp ứng được cho mình phù hợp nhất. Trong tương lai, điện toán đám mây sẽ rất hữu ích khi nó vươn cả tới việc sử dụng những tài nguyên dư thừa trong các máy tính cá nhân của chính bạn. CloudHost là một trong những nhà cung cấp điện toán đám mây theo mô hình IaaS đầu tiên ở Việt Nam.

Nếu các bạn có thắc mắc gì về Cloud, muốn tìm hiểu thì cứ để lại comment trong phần comment nhé.