Ethereum

Khi nhắc đến Ethereum thì nhiều người đánh đồng đó là ETH. Tuy nhiên, nó không phải vậy!

Ethereum là một nền tảng Blockchain được thêm chức năng Smart Contract. Được phát triển bởi Vitalik Buterin vào cuối năm 2013.

Một khi nhiều người bắt đầu tham gia và cần có kinh phí để xây dựng một hệ sinh thái, nhóm nghiên cứu đã quyết định tiến hành bán trước để tài trợ cho các hoạt động phát triển và tăng trưởng của họ. Và do đó, Ethereum Foundation đã ra đời. Ethereum Foundation giống như một thực thể pháp lý đại diện cho dự án.

Dự án đã huy động được 18,5 triệu đô la - một số tiền rất nhỏ so với con số ngày nay - nhưng với điều đó là đủ để dự án bắt đầu thời gian lớn. Ethereum luôn chú trọng đến khả năng mở rộng, bảo mật và phát triển chung. Suy nghĩ đó đã được áp dụng kể từ khi ra mắt vào tháng 7 năm 2015.

Mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ - có ai còn nhớ ngã ba DAO không? Vào năm 2016, Quỹ tự trị phi tập trung (DAO) đã huy động được 50 triệu đô la Ether trên mạng, nhưng họ đã bị tấn công bởi một tin tặc và đã đánh cắp tất cả số tiền. Điều này dẫn đến việc chia Ethereum khét tiếng thành chuỗi khối Ethereum và Ethereum Classic (ETC). Những người mắc kẹt trước đây, bao gồm cả các nhà phát triển, đã tồn tại trên một blockchain nơi tiền được trả lại cho DAO. Những người đã sử dụng blockchain ETC hoạt động trên blockchain nơi số tiền này không được trả lại. Cái hard fork không thực sự làm tổn thương Ethereum.

Còn ETH, được gọi là Ether, là đơn vị tiền tệ trong hệ thống Blockchain của Ethereum. Nó có thể giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch hiện tại.

Ethereum có giống với Bitcoin không?

Không giống nhau, vì mục đích của BTC chỉ là đồng tiền mang chức năng trao đổi giá trị. Còn Ethereum được tạo ra với mục tiêu trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển Smart Contract và các Dapps. Nếu nói giống thì Ether giống với mà thôi.

Và nếu xét trên phương diện là tiền tệ thì Ether (ETH) chỉ tập trung vào mục đích dùng để thanh toán chi phí xảy ra trong mạng lưới của Ethereum mà thôi. Ngoài ra, còn một số điểm khác nhau cơ bản giữa ETH Vs. BTC nữa mình các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Hợp đồng thông minh là gì?

Nói đơn giản, Hợp đồng thông minh có chức năng giống như hợp đồng bình thường nhưng nó có ứng dụng sức mạnh công nghệ Blockchain vào. Tức là, công nghệ BlockChain khiến cho Smart Contract là một giao thức được tạo ra giúp việc tiến hành đàm phán và thực hiện hợp đồng một cách tự động mà không cần thông qua 1 bên thứ ba. Nó thường được các nhà khởi nghiệp dùng để huy động vốn ban đầu, còn gọi là ICO.

ICO là gì?

ERC20 là gì?

Nói về Smart Contract, ta thường gặp thuật ngữ ERC20. Vậy, ERC20 là gì?

Giải thích nó ngắn gọn như sau: ERC20 là một tiêu chuẩn sử dụng cho tất cả các token chạy trên nền tảng Blockchain của Ethereum.

Bạn cũng có thể tự tạo ra một token ERC20 của riêng mình một cách cực kỳ đơn giản. Có thể xem thêm video cách tạo ra một token ERC20 ở đây.

Một số Smart Contract tiêu biểu

Làm sao để có Ether?

3 cách phổ biến nhất để có được Ethereum:

  1. Đào Ethereum. Ethereum cũng sử dụng công nghệ Proof of Work (PoW) nên nó có thể đào được giống như Bitcoin. Tuy nhiên, trong khi Bitcoin có thể đào được bằng máy chuyên dụng như ASIC còn Ethereum chỉ đào được bằng card đồ họa có cấu hình khủng thôi vì việc đào ETH cần sử dụng đến bộ nhớ. Gần đây, Ether chuyển từ PoW sang PoS (Proof of Stake). Xem thêm: Proof of Stake là gì?

  2. Mua Ethereum. Đây là cách nhanh nhất để có được Ethereum. Chỉ cần lên sàn giao dịch và bắt đầu mua bán Ethererum thôi. Ở Việt Nam thì Remitano có lẽ là chợ mua bán Ethereum uy tín, nhanh chóng và an toàn nhất hiện tại. Xem thêm: Mua ETH trên Remitano

  3. Kiếm ETH miễn phí. Cách kiếm Ethereum miễn phí có lẽ chỉ có qua các chương trình Airdrop/Bounty của các dự án chuẩn bị thực hiện ICO.

Lưu trữ Ethereum ở đâu?

Hiện tại, có khá nhiều sự lựa chọn cho bạn lưu trữ Ethereum một cách an toàn từ ví online cho đến ví offline đều có.

Bên dưới là một số loại ví trữ ETH phổ biến nhất:

  1. MyEtherWallet có địa chỉ ví ETH hỗ trợ token ERC20. Xem thêm...

  2. Blockchain.info để lưu trữ lâu dài. Nhưng là địa chỉ ví ETH không hỗ trợ token ERC20

  3. Và ví lạnh Ledger Nano S là an toàn nhất.

Tương lai của Ethereum

Khó ai có thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra với Ethereum.

Nhưng với tốc độ phát triển mạng lưới Dapps của mình thì mình nghĩ rằng Ethereum sẽ phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo.

Anh em thử tưởng tượng rằng:

Trong tương lai anh em sẽ sử dụng những ứng dụng như Uber, Twitter, Facebook.... trong phiên bản Decentralized.

Anh em sẽ thực hiện ký hợp đồng thông qua Smart Contract chứ không phải giấy tờ như trước.

Với viễn cảnh như vậy thì đó có thể mở ra một tương lai đầy rộng mở dành cho Ethereum.