Phân tích nguyên nhân nổ nồi hơi

Bạn đang ở : trang chủ » Kiểm Định An Toàn » Phân tích nguyên nhân nổ nồi hơi

Phân tích nguyên nhân nổ nồi hơi

Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị áp lực luôn đi kèm theo các tai nạn gây chấn thương và chết người nghiêm trọng. Mỗi năm có hàng trăm sự cố nghiêm trọng xảy ra đối với thiết bị áp lực gây chấn thương nặng và chết hàng chục người.

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp làm giảm thiểu các rủi ro trong quá trình làm việc với các thiết bị áp lực không phải là chai hoặc bồn chứa khí di động. Các biện pháp an toàn đối với chai và bồn chứa khí di động sẽ được trình bày trong một bài viết khác.

Thiết bị áp lực được hiểu là bất kỳ hệ thống hay thiết bị nào làm việc với chất lỏng hoặc chất khí có áp suất cao hơn áp suất khí quyển.

Các mối nguy hiểm chính đi kèm với thiết bị áp lực:

    • Thiết bị có thể bị nổ vỡ gây va đập và kèm sóng nổ gây sức ép lên con người và thiết bị lân cận.

    • Môi chất bên trong hệ thống thoát ra ngoài do nổ vỡ, rò rỉ gây bỏng, ngộ độc cho con người

    • Các chất dễ cháy khi thoát ra ngoài gây hỏa hoạn.

    • Các nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố đối với bình chịu áp lực bao gồm:

    • Thiết bị được thiết kế không đúng theo điều kiện làm việc.

    • Lắp đặt sai quy cách

    • Sửa chữa hoặc cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật.

    • Điều kiện bảo dưỡng kém.

    • Vận hành không đúng do người vận hành không được huấn luyện hoặc không được giám sát, nhắc nhở đầy đủ

    • Rủi ro đi kèm với thiết bị áp lực phụ thuộc vào các yếu tố sau:

    • Áp suất bên trong hệ thống

    • Loại môi chất chứa bên trong hệ thống và tính chất của nó.

    • Chất lượng thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị.

    • Thời gian vận hành và điều kiện làm việc của thiết bị.

    • Tính phức tạp của quy trình vận hành.

    • Tính khắc nghiệt của điều kiện vận hành (ví dụ điều kiện nhiệt độ cao hoặc thấp, môi chất gây mài mòn, ăn mòn, nứt v.v.). Và nhất là trình độ tay nghề và sự hiểu biết của những người thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo trì, nghiệm thử và vận hành hệ thống thiết bị áp lực.

II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO

1. Vấn đề an toàn phải được quan tâm ngay từ khi đặt hàng, mua sắm thiết bị:

– Khi lắp mới thiết bị, phải đảm bảo rằng thiết bị được thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng và tuân thủ đầy đủ các quy định trong các tiêu chuẩn an toàn hiện hành (TCVN 6153: 1996 đến TCVN 6156: 1996 cho bình áp lực, TCVN 6004:1995 đến TCVN 6007: 1995 đối với nồi hơi, TCVN 6008:1995 về chất lượng mối hàn thiết bị áp lực, TCVN 6413:1998 đối với nồi hơi ống lò ống lửa, TCVN 6104:1996 đối với hệ thống lạnh, TCVN 6486:1999 đối với bồn LPG, TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996 đối với đường ống dẫn hơi nước và nước nóng v.v.). Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là các tiêu chuẩn nói trên thường chỉ đưa ra các yêu cầu hết sức cơ bản, để có thể thiết kế chi tiết thường phải dựa vào các tiêu chuẩn thiết kế của nước ngoài như ASME, TEMA, BS, DIN, JIS v.v. trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn Việt Nam.

– Thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất và điều kiện làm việc.

– Quy trình công nghệ phải được lựa chọn sao cho quá trình thao tác ít gây ảnh hưởng nhất đến thiết bị (ví dụ không cần phải leo lên trên thiết bị, không phải gõ, đập lên thiết bị v.v.)

– Hết sức cẩn thận khi sửa chữa hay cải tạo các thiết bị áp lực. Việc sửa chữa, cải tạo phải theo các phương án kỹ thuật được lập ra một cách chặt chẽ, chi tiết và được thực hiện bởi những người, đơn vị có đầy đủ năng lực, pháp nhân. Quá trình sửa chữa, cải tạo phải được giám sát chặt chẽ. Thiết bị phải được kiểm tra và nghiệm thử đầy đủ sau khi cải tạo, sửa chữa.

2. Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị: – Nắm được loại môi chất đang được tồn trữ, xử lý và vận chuyển bên trong thiết bị và các đặc tính của nó (ví dụ: độc tính, khả năng cháy nổ ,v.v.)

– Nắm được điều kiện vận hành của thiết bị, ví dụ như: áp suất, nhiệt độ, điều kiện mài mòn, ăn mòn v.v.

– Nắm được thông số giới hạn phạm vi vận hành an toàn của thiết bị cũng như tất cả các thiết bị khác có liên quan trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiết bị áp lực.

– Phải soạn lập được các hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố chi tiết cho từng bộ phận cũng như đối với toàn bộ hệ thống thiết bị.

– Phải đảm bảo rằng công nhân vận hành, sửa chữa và tất cả những người có liên quan đã được hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết về quy trình vận hành và xử lý sự cố (xem thêm đoạn viết về huấn luyện dưới đây)

3. Phải lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm bảo cho chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc:

– Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, rơ le áp suất cũng như các thiết bị bảo vệ khác có mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, mức môi chất bên trong thiết bị vượt quá mức cho phép phải lắp đặt đầy đủ trên bình áp lực, hệ thống ống.

– Các thiết bị bảo vệ phải được cân chỉnh, cài đặt ở các thông số tác động phù hợp.

– Nếu có các thiết bị báo động, các thiết bị này phải được lắp đặt sao cho các tín hiệu âm thanh, ánh sáng của chúng là dễ nhận thấy nhất.

– Phải đảm bảo rằng các thiết bị bảo vệ luôn luôn ở tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng hoạt động.

– Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màng phòng nổ phải có ống xả dẫn ra vị trí an toàn.

– Phải đảm bảo rằng chỉ những người có đủ trách nhiệm và thẩm quyền được phép thay đổi các thông số cài đặt của các thiết bị bảo vệ.

4. Thực hiện đầy đủ quá trình bảo dưỡng thiết bị:

– Mỗi đơn vị sản xuất phải lập được kế hoạch bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống các thiết bị áp lực trong đơn vị. Kế hoạch bảo dưỡng phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của từng thiết bị như tuổi thọ, đặc điểm vận hành, môi trường làm việc của thiết bị v.v.

– Luôn quan tâm đến những biểu hiện bất thường trong hệ thống , ví dụ: nếu van an toàn thường xuyên tác động có nghĩa là hệ thống bị quá áp một cách bất thường hoặc van an toàn không tốt

– Luôn kiểm tra, phát hiện các biểu hiện mài mòn và ăn mòn

– Trước khi thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phải đảm bảo xả hết áp suất bên trong hệ thống, làm vệ sinh đầy đủ.

– Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp và quy trình an toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.

5. Thực hiện đầy đủ quá trình đào tạo, huấn luyện:

– Tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc có liên quan đến thiết bị áp lực đặc biệt là những công nhân mới phải được huấn luyện, đào tạo một cách đầy đủ. – Việc huấn luyện phải được thực hiện lại trong các trường hợp sau:

Khi thay đổi công việc

Khi thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi

Sau một thời gian ngừng làm việc hoặc chuyển làm việc khác.

Sau mỗi định kỳ hàng năm.

6. Thiết bị phải được đăng ký và kiểm định đầy đủ:- Theo quy định hiện hành, tất cả các thiết bị sau đây:

Bình áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0,7 kG/cm2, dung tích lớn hơn 25 lít,

Nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn 25 lít, nồi đun nước nóng có nhiệt độ nước lớn hơn 115 oC

Đường ống dẫn hơi nước bão hoà có đường kính từ 76 mm trở lên, đường ống dẫn hơi quá nhiệt có đường kính từ 51 mm trở lên.

Đường ống dẫn khí đốt. phải được kiểm định an toàn bởi các Trung tâm kiểm định và đăng ký sử dụng tại các Sở Lao động TBXH địa phương trước khi đưa vào sử dụng cũng như phải được kiểm định định kỳ bởi các Trung tâm kiểm định trong quá trình sử dụng. Thủ tục thực hiện việc kiểm định được nêu trong thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH

– Thời hạn kiểm định quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thay đổi theo từng loại thiết bị, tuy nhiên thường có các kỳ hạn sau:

– 3 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm theo thử thủy lực đối với bình áp lực.

– 2 năm một lần khám xét bên trong, bên ngoài, 6 năm một lần khám xét kèm theo thử thủy lực đối với nồi hơi.

– Đối với hệ thống lạnh, chu kỳ khám nghiệm là 5 năm một lần khám xét kèm theo thử bền, trong thời gian 5 năm này sẽ thực hiện một lần khám xét 3 năm sau khi nghiệm thử.

Bình chứa khí nén 2000 lít, áp suất 10kg/cm2 ký hiệu BKN 2 – 10 được dùng để tích áp suất phục vụ cho máy các máy dùng khí nén khác.

Người vận hành phải chấp hành các điều khoản sau:

A/ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI VẬN HÀNH

1. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của dụng cụ kiểm tra – đo lường các cơ cấu an toàn và phụ tùng của bình.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng và các cơ cấu an toàn của các máy có liên quan đến bình khí nén là máy nén khí PVMA và máy cắt tôn (hoặc máy khác dùng khí nén). Thường xuyên kiểm tra bộ lọc bụi và mức dầu của máy nén khí.

2. Vận hành bình một cách an toàn theo đúng quy trình. Kịp thời và bình tĩnh xử lý theo đúng qui trình khi có sự cố xảy ra, đồng thời báo ngay cho người phụ trách biết những hiện tượng không an toàn của bình.

3. Trong khi bình đang hoạt động, không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí công tác.

B/ QUY TRÌNH VẬN HÀNH

1. Kiểm tra theo quy định tại điểm 1 mục A

Mở van xả đáy để xả nước ngưng sau đó đóng van lại.

2. Vận hành máy khí nén để cấp không khí vào bình.

Khi khởi động máy nén khí lần đầu tiên trong ngày thì phải xả khí cho tới áp suất P=0, sau đó mới khởi động.

Trong thời gian làm việc chỉ được phép khởi động lại máy nén khí khi PKG/cm2.

3. Mở van khí vào để cấp từ từ không khí vào bình khí nén với áp suất nhỏ hơn hoặc bằng áp suất làm việc (P 8KG /cm2).

4. Mở van cấp khí cho phụ tải (Trên đường khí ra) để cung cấp khí nén cho máy cắt tôn (hoặc máy khác dùng khí nén).

5. Khi hoàn thành công việc thì phải ngừng cung cấp khí vào bình, tắt máy, khoá các van, ngắt nguồn điện vào máy.

6. Khi phát hiện có hiện tượng rò khí hoặc có sự cố thì ngừng ngay việc cung cấp không khí vào bình nén và giảm dần áp suất của bình bằng cách xả khí thông qua van an toàn; báo ngay cho người phụ trách biết để kiểm tra xử lý.

Chi phí thiết kế và xây dựng nồi hơi phát điện và thu hồi nhiệt là một trong những khoản chi phí lớn nhất về thiết bị công nghiệp. Độ tin cậy trong vận hành của những nồi hơi này thường là nhân tố then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà máy. Việc vận hành an tòan những thiết bị này đòi hỏi phải quan tâm kỹ lưỡng đến nhiều nhân tố. Những sự cố gây ra do một vài hiện tượng thường xảy ra trong thực tế mặc dù đã được biết đến rất rõ hoàn toàn có thể dẫn đến những thảm họa . Những hiện tượng phổ biến nhất dẫn đến phá hủy nồi hơi là:

Nổ do nhiên liệu

Tình trạng cạn nước Xử lý nước không đảm bảo Khởi động sai Va đập gây hỏng hóc ống Đốt nóng dữ dội Nước cấp bẩn Phương pháp xả không thích hợp Việc bảo quản không đúng Tạo chân không bên trong lò hơi Tác động của ngọn lửa

Nổ nhiên liệu

Một trong những tình trạng nguy hiểm nhất trong quá trình vận hành nồi hơi là nổ nhiên liệu trong buồng đốt. Hình ảnh trên cho thấy sự phá hủy hoàn toàn một nồi hơi trong thực tế.

Để xảy ra nổ phải hội tụ đủ một số điều kiện và nếu nồi hơi vận hành đúng thì những điều kiện đó không thể xảy ra. Những nguyên nhân chính gây nổ nhiên liệu là:

Hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu – Tính nguy hiểm của hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu thể hiện ở chỗ nhiên liệu không cháy có thể tích tụ lại với nồng độ cao. Khi phần nhiên liệu không cháy này bắt cháy, nó sẽ cháy rất nhanh và dễ phát nổ. Hiện tượng hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu có thể xảy ra khi cung cấp không đủ không khí cho quá trình cháy. Đừng bao giờ thêm không khí vào buồng đốt đang bị nhuốm đen vì khói. Ngừng lò, vệ sinh, sau đó tìm biện pháp khắc phục. Nếu thêm không khí vào lúc này, bạn có thể tạo ra một hỗn hợp gây nổ. Nếu hỗn hợp quá giàu nhiên liệu là nguy hiểm thì điều ngược lại (hỗn hợp thừa không khí – ND) lại không giống như vậy. Một hỗn hợp nghèo nhiên liệu do được cung cấp thừa không khí không phải là một mối nguy hiểm.

Quá trình tán sương dầu không đảm bảo – Giống như hỗn hợp cháy quá dư nhiên liệu, bất kì sự tồn đọng nhiên liệu dễ cháy nào trong buồng đốt cũng có thể gây ra nổ. Năm nào cũng có nồi hơi bị thổi bay do hậu quả của việc tán sương dầu không đảm bảo dẫn đến sự cháy không hoàn toàn và dầu không cháy đọng lại ở đáy buồng đốt. Để ngăn chặn điều này đầu vòi phun dầu phải sạch, nhiệt độ dầu phải thích hợp, độ nhớt của dầu phải theo đúng quy định cho từng loại dầu, áp suất của hơi nước (hay không khí) dùng để tán sương và áp suất dầu phải được điều chỉnh thích hợp.

Việc thông thổi không đúng – Nhiều vụ nổ xảy ra sau khi phải ngừng đốt để xử lý các trục trặc của quá trình cháy. Xem xét ví dụ sau: giả sử rằng đầu vòi phun dầu bị tắc làm rối loạn dòng dầu phun , gây ra ngọn lửa không ổn định dẫn đến lửa tắt dần. Người điều khiển cố gắng châm lại bộ đốt mà không điều tra nguyên nhân và trong suốt thời gian cố gắng châm lại liên tiếp đó, dầu vẫn được phun vào buồng đốt.

Dầu trên sàn buồng đốt nóng bắt đầu bay hơi và giải phóng các khí dễ cháy khi người vận hành cố gắng đánh lửa để đốt lại. Bộ đánh lửa sẽ đốt cháy lượng lớn các khí dễ cháy còn đọng lại trong buồng đốt và gây ra nổ.

Toàn bộ viễn cảnh này có thể được ngăn chặn bằng cách:

Điều tra nguyên nhân sai sót trước khi cố gắng châm lửa lại Cho làm sạch hoàn toàn buồng đốt. Điều này đặc biệt quan trọng khi dầu tràn ra buồng đốt. Việc làm sạch sẽ hút lượng khí chưa được đốt cháy còn đọng lại cho đến khi mật độ của các khí đó ở dưới giới hạn nổ. Phải làm sạch!

Tình trạng cạn nước

Khả năng bị sự cố, thậm chí tạo ra thảm họa của nồi hơi do kết quả của tình trạng cạn nước hoàn toàn có thể hình dung được nếu biết rằng trong khi nhiệt độ buồng đốt luôn lớn hơn 1800 0F, thì độ bền của thép giảm rất nhanh ở nhiệt độ trên 800 0F. Điều duy nhất cho phép nồi hơi chịu được nhiệt độ này của buồng đốt là do nước luôn có mặt trong tất cả các ống tiếp xúc với lửa. Tình trạng cạn nước sẽ làm ống thép của nồi hơi bị chảy ra giống như một cây nến sinh nhật đã tắt như hình trên.

Nồi hơi công nghiệp thường là những nồi hơi “đối lưu tự nhiên”, không dùng bơm để lưu thông nước trong ống. Những thiết bị này dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng giữa nước nóng và nước lạnh tạo ra sự đối lưu.

Khi nước di chuyển trong ống được đốt nóng, nhiệt độ của nước tăng lên và chúng chuyển lên bao hơi của nồi hơi. Quá trình này làm cho nước nhận nhiệt và sinh hơi. Nước lạnh hơn được cấp vào để thay thế nước đã bay lên, tạo ra sự đối lưu tự nhiên. Sơ đồ trên cho thấy một mạch đối lưu của nồi hơi điển hình.

Nước cấp nồi hơi được đưa vào bao hơi.

Nước lạnh hơn chìm xuống trong ống nước xuống.

Nước hấp thu nhiệt từ ống, sau đó nuớc nóng đi lên bao hơi.

Do yêu cầu khắt khe về mực nước, những nồi hơi hiện đại được trang bị thêm công tắc tự động cấp nước. Nhiều nồi hơi cũ có thể không có những thiết bị khá rẻ này. Nếu nồi hơi của bạn không có bộ bảo vệ cạn nước, hãy chạy nhanh đến điện thoại và gọi điện ngay cho nhà cung cấp để yêu cầu lắp một bộ mới. Đừng chậm trễ, một sự cố và một khoản tốn kém do sửa chữa đang chực chờ để đến với bạn. Việc sửa chữa này chí ít cũng là thay ống còn nếu nghiêm trọng thì toàn bộ nồi hơi bị phá hủy nếu ba lông bị quá nhiệt.

Khi xảy ra cạn nước, bộ bảo vệ sẽ ngắt vòi phun (hoặc dòng nhiên liệu vào nồi hơi đốt nhiên liệu rắn) và ngừng hoạt động của quạt gió. Quá trình cấp nhiệt cho nồi hơi ngừng lại .

Bộ bảo vệ cần được cài đặt để tác động tại mức nước đảm bảo ngăn ngừa được hư hỏng. Mức nước vận hành bình thường nói chung nằm gần đường trục của bao hơi. Bộ bảo vệ cạn nước thường được đặt thấp hơn mức này khoảng 6’’, nhưng trong bản vẽ của nhà chế tạo luôn có mức nước bình thường và thấp nhất thay đổi theo thiết bị.

Khả năng thiệt hại sẽ lớn hơn với những nồi hơi đốt nhiên liệu rắn. Một nồi hơi dùng gas hay dầu không có lớp nhiên liệu tồn trữ trong lò. Khi bạn đóng vòi phun vì bất kỳ lý do gì, nhiệt lượng đưa vào sẽ ngừng ngay lập tức. Với thiết bị đốt nhiên liệu rắn, một khối lượng lớn củi, than đá, v.v…vẫn còn trên ghi lò và ngay cả khi không có không khí cấp vào vì quạt gió ngưng chạy, những thiết bị này vẫn có “quán tính nhiệt” lớn và sẽ tiếp tục sinh nhiệt.

Việc kiểm soát mức nước trong bao của nồi hơi đòi hỏi phải khéo léo và ngay cả những hệ thống kiểm soát điều chỉnh tốt nhất không phải lúc nào cũng ngăn chặn được tình trạng cạn nước. Lớp nước trong bao hơi thật ra là một hỗn hợp chịu nén không ổn định gồm nước và hơi sôi sùng sục co giãn theo sự thay đổi của áp suất và sẽ co lại ngay lập tức khi nước cấp lạnh hơn được đưa vào.

Một số nguyên nhân phổ biến của tình trạng cạn nước là :

    • Bơm cấp nước bị hỏng

    • Van điều khiển bị hỏng

    • Mất nước cấp cho máy khử khí hay hệ thống lọc nước

    • Thiết bị kiểm soát mực nước bị hỏng

    • Thiết bị kiểm soát mực nước bị chuyển sang chế độ điều khioển bằng tay do sơ suất.

    • Mất áp lực không khí cấp cho hệ thống van dẫn động điều khiển

    • Van an toàn mở

    • Phụ tải hơi thay đổi nhiều và đột ngột

Không may là số lượng nồi hơi được trang bị bộ báo động nước cạn bị phá hủy hàng năm là rất đáng báo động. Những nguyên nhân chính:

* Mạch bảo vệ bị vô hiệu – rất phổ biến – một đoạn dây cáp nối trị giá 39 cent bị đứt sẽ dễ dàng làm hỏng một đồ án được chuẩn bị một cách cẩn thận nhất (chi phí sửa chữa thường vượt quá 100.000$). Một hiện tượng rất hay xảy ra là bộ bảo vệ bị vô hiệu hóa một cách cưỡng bức khi nồi hơi thường xuyên bị ngắt do bộ điều khiển được chỉnh định không đúng. Cách làm như vậy thực chất là tạo ra một tấm màn che bản chất thật của sự cố và không bao giờ được phép thực hiện.

* Công tắc bảo vệ không làm việc – những công tắc bảo vệ cần thường xuyên được thông thổi để loại bỏ các cáu cặn . Những công tắc này được đặt ở những ống có một đầu bị bịt kín, trong đó nước không tuần hoàn. Cáu cặn thậm chí có thể bít kín ống dẫn.

Hôm nay bạn đã kiểm tra bộ bảo vệ chưa? Sự phiền toái gây ra do bộ bảo vệ tác động sẽ không bao giờ xảy ra với nồi hơi được điều chỉnh thích hợp và có đặc tính bao hơi phù hợp, vì vậy nó không phải là một lý do chính đáng để vô hiệu hóa bộ bảo vệ. Một khi bộ bảo vệ cạn nước bị loạn chức năng có nghĩa là nồi hơi không được hoạt động và phải được sửa chữa trước khi đốt lửa nồi hơi.

Xử lý nước không đảm bảo

Nước cấp vào nồi hơi phải được xử lý để tránh hai vấn đề căn bản: Sự tích tụ của cáu rắn lên mặt trong của ống nước, và sự ăn mòn kim loại.

Ngăn chặn sự đóng cặn – Bạn sẽ hình dung được ngay yêu cầu phải xử lý nuớc cấp cho nồi hơi một cách rõ ràng nếu bạn so sánh giữa một nồi hơi và ấm nước đang đun trên lò. Thực ra nồi hơi là một nhà máy chưng cất cỡ lớn mà trong đó, nước cấp vào nồi hơi sẽ hóa hơi để lại các chất rắn đọng lại bên trong nồi. Tùy thuộc hàm lượng chất rắn trong nước, hay còn gọi là độ cứng của nước, đôi khi bạn có thể thấy rõ bằng mắt thường lớp cáu cặn bám bên trong thành một ấm nước bị đun sôi cho đến khi cạn hết nước.

Hiện tượng tương tự như thế cũng xuất hiện bên trong nồi hơi, và nếu không được kiểm soát nó có thể phá hủy nồi hơi. Oáng của nồi hơi sở dĩ không bị nóng chảy là do có nước làm mát. Những chất tích tụ ở thành trong của ống sẽ tạo ra một lớp cách nhiệt, hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt của nước trong ống. Nếu điều này tiếp diễn trong một thời gian dài sẽ làm quá nhiệt vùng ống đó và cuối cùng là ống bị nổ.

Để ngăn chặn đóng cặn trong ống, nồng độ chất rắn trong nước cấp vào nồi hơi phải giảm xuống đến giới hạn cho phép. Aùp suất vận hành và nhiệt độ nồi hơi càng cao thì yêu cầu đảm bảo về phương pháp xử lý nước cấp càng phải chặt chẽ. Bảng I khuyến cáo những giới hạn cao nhất về nước của nồi hơi vận hành theo ABMA.

Trừ khi sinh hơi để quay tua bin phát điện hoặc phải sử dụng nước cấp có chất lượng quá tồi, phần lớn nồi hơi công nghiệp vận hành với áp suất thấp nên chỉ cần các bộ làm mềm đơn giản là đủ để đảm bảo yêu cầu xử lý nước cấp. Khi vận hành ở áp suất cao và có bộ quá nhiệt, tua bin , để đảm bảo chất lượng nước cấp cần đến những hệ thống xử lý phức tạp hơn như hệ thống thẩm thấu ngược, khử khoáng.

Các chất rắn cũng phải được xả ra khỏi nồi hơi bằng cách sử dụng hệ thống xả liên tục hay xả đáy định kỳ.

Sự nhiễm bẩn và độ dẫn điện quá cao của nước cấp có thể gây ra những vấn đề khác như mực nước trong bao hơi không ổn định và hiện tượng sủi bọt (sôi bồng – ND). Điều này có thể dẫn đến báo động (giả) mức nước cao hay thấp và sự gia tăng lượng nước cuốn vào bộ góp hơi ở dạng giọt vì lúc này thiết bị tách nước của bao hơi không loại hết được.

Ngăn chặn sự ăn mòn – Phương pháp kiểm soát ăn mòn hiệu quả nhất là khử khí trong nước. Việc loại bỏ khí oxi trong nước làm giảm thiểu khả năng ăn mòn. Điều này thường được thực hiện nhiều nhất bằng thiết bị khử khí. Những thiết bị này sử dụng năng lượng hơi nước để đun nóng nước cấp, loại bỏ oxy, cacbon dioxit, và những khí khác ra khỏi nước được xử lý. Hóa chất lọc oxy cũng thường được phun vào thiết bị khử khí để tăng cường khả năng bảo vệ. Ngoài ra, người ta thường thêm hoá chất vào bao hơi hay nước cấp với liều lượng được kiểm soát để việc bảo vệ tốt hơn. Một chuyên gia xử lý nước có trình độ sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc xác định phương pháp tốt nhất cho nhà máy của bạn để đảm bảo những yêu cầu cụ thể về chất lượng nước .

Biện pháp ngăn chặn – Để ngăn chặn những vấn đề liên quan đến phương pháp xử lý nước không đảm bảo, người ta đưa ra những khuyến cáo sau:

– Phải chắc chắn rằng chất lượng nước cấp vào nồi hơi của bạn thích hợp với nhiệt độ và áp suất hoạt động. Chất lượng nước tiêu chuẩn dựa vào áp suất và nhiệt độ vận hành như AMBA đã khuyến cáo.

Chắc chắn rằng nước sau khi được khử khí phải không còn oxy, thiết bị khử khí vận hành với áp suất thích hợp, và nước ở nhiệt độ bão hòa theo áp suất.

– Định kỳ kiểm tra chất lượng hoạt động của hệ thống xử lý nước. Hạt nhựa lọc trong thiết bị làm mềm nuớc hay máy khử khoáng bị cuốn vào nước cấp có thể gây ra những rắc rối không nhỏ. Chúng có thể chảy ra trên bề mặt ống, dẫn đến ống bị quá nhiệt, v.v…

– Không bao giờ sử dụng nước chưa được xử lý cho nồi hơi.

– Điều chỉnh việc xả liên tục để duy trì độ dẫn điện của nước nồi hơi trong giới hạn cho phép và định kỳ xả đáy nồi hơi.

– Việc xả cặn nồi hơi ra khỏi các loại ống có một đầu bị bịt kín như của bộ bảo vệ cạn nước, ống thủy, v.v… một cách định kỳ để ngăn căïn nồi hơi tích tụ vào những khu vực này cũng rất quan trọng. Sự tích tụ của cặn nồi hơi có thể làm cho bộ bảo vệ cạn nước không hoạt động.

– Định kỳ kiểm tra bề mặt tiếp xúc với nước của nồi. Nên để ý đến những dấu hiệu tích tụ và đóng cặn của chất rắn trong ống, và điều chỉnh phương pháp xử lý nước.

– Định kỳ kiểm tra bề mặt tiếp xúc với nước của bộ khử khí để chống ăn mòn. Đây là một biện pháp an tòan quan trọng bởi vì thiết bị khử khí có thể bị nổ vỡ do tác động của ăn mòn. Tất cả nước trong thiết bị khử khí sẽ lập tức hóa hơi trong trường hợp bình bị nổ vỡ.

Khởi động sai

Đây là một vấn đề phổ biến vì các mệnh lệnh quản lý và yêu cầu sản xuất thường xuyên tạo ra áp lực phải rút ngắn thời gian khởi động để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngay khi nồi hơi vừa có khả năng sinh ra hơi, người ta đã muốn bạn phải cấp hơi cho họ rồi.

Việc khơỉ động sai là một trong những sự hành hạ khắc nghiệt nhất mà nồi hơi phải chịu đựng. Những nồi hơi thường xuyên phải hoạt động ở chế độ khởi động – vận hành – ngừng lại phải chịu những ứng suất cao hơn nhiều so với nồi hơi thường xuyên hoạt động ở chế độ phụ tải tối đa, vì vậy chúng cũng yêu cầu phải được bảo dưỡng nhiều hơn. Những bộ phận máy móc như nồi hơi, thân máy bay, động cơ đốt phải thường xuyên hoạt động ở chế độ quá độ từ điều kiện ngưng vận hành ở trạng thái cân bằng với môi trường sang chế độ vận hành sẽ bị suy giảm độ bền và bị phá hủy . Một thiết kế tốt và các biện pháp hữu hiệu để làm chậm quá trình chuyển tiếp giữa các điều kiện như vậy là hết sức cần thiết để kéo dài tuổi thọ nồi hơi và giảm bớt tình trạng hỏng hóc.

Một nồi hơi điển hình được chế tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau, vận hành trong những môi trường hoàn toàn khác nhau, bao gồm:

– Ba lông và các ống góp chế tạo từ kim loại dày chứa nươc và hơi,

– Oáng trao đổi nhiệt chế tạo bởi kim loại mỏng hơn chứa nước và hơi nước.

– Những vật liệu cách nhiệt được thiết kế đặc biệt để vận hành ở điều kiện hai chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa hai bề mặt.

– Những sản phẩm bằng thép đúc dầy như cửa kiểm tra, chịu tòan bộ nhiệt độ của buồng đốt ở phía này và không khí lạnh bao quanh ở phía kia.

Theo thiết kế, tất cả những vật liệu này nóng lên và nguội đi ở tốc độ rất khác nhau. Tình trạng này trở nên tệ hơn khi một bộ phận tiếp xúc trực tiếp với những môi trường có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ như một bao hơi đang vận hành với mực nước bình thường có nửa dưới được làm mát bằng nuớc và nửa trên bằng không khí lúc ban đầu và bằng hơi nước khi sinh hơi. Nếu khởi động nồi hơi ở trạng thái nguội, nước sẽ nóng lên rất nhanh và nửa dưới của bao hơi giãn nở nhanh hơn nhiều so với nửa trên không tiếp xúc với nước. Vì vậy, phần dưới của bao hơi trở nên dài hơn phần trên, làm cho bao hơi bị cong. Hiện tượng này gọi là “Bao hơi gù lưng nằm ngửa”, có thể dẫn đến hiện tượng các ống sinh hơi nối giữa bao hơi và bao bùn bị phá hủy do ứng suất.

Hư hỏng gây ra cho các bộ phận chịu lửa là thiệt hại phổ biến nhất liên quan đến việc khởi động nồi hơi nhanh từ trạng thái nguội. Vật liệu chịu lửa có đặc tính truyền nhiệt rất chậm và vì thế tốc độ nóng lên của nó chậm hơn nhiều so với kim loại. Hơn nữa, khi nguội đi, hơi ẩm bên trong buồng đốt được hấp thụ từ không khí vào trong vật liệu chịu lửa. Nên khởi động từ từ để ngăn chặn vật liệu chịu lửa không bị nứt; điều này cho phép có đủ thời gian đưa hơi ẩm ra khỏi vật liệu chịu lửa. Hơi ẩm được giữ lại nhanh chóng trở thành hơi nước và phá vỡ vật liệu chịu lửa khi hơi nước thoát ra.

Sơ đồ khởi động tiêu chuẩn của nồi hơi bình thường không làm tăng nhiệt độ nước trong nồi hơi lên quá 100 0F một giờ. Thông thường tốc độ gia nhiệt tạo ra khi bộ đốt hoạt động liên tục với cường độ dù nhỏ nhất cũng đã vượt quá giới hạn này . Do đó, bộ đốt phải vận hành ở chế độ không liên tục để chắc rằng giới hạn đó không bị vượt qua.

Một kế hoạch sản xuất đúng sẽ đảm bảo cho nồi hơi được khởi động đúng, làm kéo dài tuổi thọ nồi hơi và giảm thiểu chi phí do sửa chữa

Trở lại vấn đề nổ ống sinh hơi, có mấy nguyên nhân sau:

1. Chiều dày vách ống quá mỏng: Nguyên nhân do mài mòn cơ học dưới tác động của khói lò, ăn mòn hóa học vách trong do nước chưa khử hết O2 hoặc bị rỉ set do bảo quản khi lò dừng lâu ngày không đúng cách, hoặc do ống lò bị phồng.

2. Nhiệt độ vách ống quá cao: Do sức bền của thép ống lò bị giảm khi nhiệt độ tăng. Nguyên nhân do ống bị đóng cáu cặn, hoặc do tuần hoàn nước lò trong ống không đảm bảo nên vách ống không được làm mát…

3. Vật liệu chế tạo không đúng: Ống lò được chế tạo bằng vật liệu không đúng tiêu chuẩn về mác thép, về chủng loại ống (lò hơi phải sử dụng ống thép không hàn)

4. Va đập khi thiết bị đang có áp lực: Đặc biệt nguy hiểm nếu thiết bị đó đang chứa lỏng. Nó gây xung động tạo lực xung kích vượt quá khả năng chịu đựng của thiết bị. Ví dụ: Lò hơi đang hoạt động có vật nặng rơi vào bao lông nước…

Nếu bạn để ý sẽ thấy, sau khi đun nước, trong ấm dần dần lắng đọng một lớp cặn trắng, dày và cứng, bám chắc trên bề mặt kim loại, rất khó rửa sạch. Các lò hơi lớn trong nhà máy sau thời gian dài đun nóng bị cặn đóng dày, có thể làm tắc ống dẫn nước, gây nổ lò hơi.

Bản thân nước không có cặn, nhưng trong nước thiên nhiên chứa một ít tạp chất như canxi sunfat CaSO4, magie sunfat MgSO4, canxi bicacbonat Ca(HCO3)2, magie bicacbonat Mg(HCO3)2, cùng với các muối natri, muối kali khác. Thông thường nước ngầm (nước giếng) có chứa nhiều muối hơn nước trên mặt đất (sông, hồ…). Nước có chứa nhiều muối được gọi là nước cứng, nước chứa ít muối gọi là nước mềm.

Khi đun sôi nước trong lò hơi, canxi bicacbonat và magie bicacbonat khi đun nóng sẽ bị phân huỷ sinh ra các kết tủa canxi cacbonat, magie cacbonat, lắng đọng ở mặt trong thành lò. Ngoài ra, canxi sunfat và magie sunfat cũng lắng lại mặt bên trong lò hơi làm cho lớp cặn càng bền chắc hơn. Cặn lò dẫn nhiệt kém, vì thế để làm cho nước sôi cần nhiệt độ cao hơn, khiến cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được dẫn đến nguy cơ làm nổ lò.

Để làm mềm nước (làm mất độ cứng của nước), có thể sử dụng hai phương pháp: vôi – sôđa và phương pháp trao đổi ion. Theo phương pháp đầu tiên, người ta cho vào nước một nhũ tương hỗn hợp đá vôi – sôđa (natri cacbonat). Các ion canxi và magie trong nước cứng sẽ bị kết tủa, sau đó được lọc để loại bỏ kết tủa này. Nước đã làm mềm đem đun trong lò hơi thì vách lò hơi sẽ không bị đóng cặn nữa

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

kiểm địnhkiểm định an toànvận hành nồi hơinguyên nhân nổ nồi hơian toàn thiết bị áp lực

Tài liệu tham khảo

Xem thêm các nội dung khác