Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì

Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.

Điều 53.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

1.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.

2.Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì

Điều 54.Số tiền bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 55.Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

1.Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.

2.Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người đượcbảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

3.Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

4.Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảođảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thìtheo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việcbảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

Điều 56.Quyền đại diện cho người được bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 57.Phương thức bồi thường.

Theoyêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trựctiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

Cảnh báo nguy cơ tai nạn vì trào lưu nhảy cạnh ô tô đang chạy In My Feelings

Thử thách nhảy nhót cạnh ô tô đang chạy, hay thử thách #InMyFeelings, là một trào lưu nguy hiểm đang nở rộ trên mạng xã hội và đặt giới trẻ vào nguy cơ bị tai nạn giao thông rất cao.

Điệu nhảy tự do vui vẻ theo nền nhạc bài hát "In My Feelings" của nam ca sĩ Drake đang là một trong những "hot trend" được giới trẻ thế giới ưa chuộng.

Điệu nhảy này ban đầu được Shiggy, một nhân vật hài hước nổi tiếng trên mạng xã hội thực hiện. Tuy nhiên, Shiggy chỉ đứng bên ngoài chiếc xe ô tô đang đứng yên để nhảy. Sau đó, một nhân vật nổi tiếng khác là cầu thủ bóng đá Odell Beckham Jr. cũng có clip nhảy nhót bên cạnh xe của mình.

Ngay lập tức, "cơn bão" nhảy nhót In My Feelings đã tạo thành một trào lưu hot trong giới trẻ trên khắp thế giới. Nguy hiểm hơn, họ còn nhảy ra ngoài xe ô tô đang di chuyển trên đường, chứ không phải xe đang dừng đỗ.

Và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã phải lên tiếng nhắc nhở các tài xế tuyệt đối không theo mốt nhảy ra khỏi xe ô tô đang chạy để thực hiện thử thách nhảy cạnh ô tô đang chạy (#InMyFeelings challenge).

Giám đốc bộ phận An toàn của NTSB - Nicholas Worrell cho biết: “Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ. Nhảy ra khỏi một chiếc xe đang chạy, hoặc nhảy vào giữa luồng giao thông để nhảy nhót là hàng động ngu ngốc và nguy hiểm - cho bạn và cho những người xung quanh... Có thời gian và địa điểm cho mọi việc, nhưng đường sá nói chung và đường cao tốc nói riêng không phải chỗ để thực hiện thử thách #InMyFeelings.”

Tin liên quan