Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị

Thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh lý về xương khớp, theo thống kê. Hiện nay có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi có nguy cơ mắc thoái hóa khớp. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp là tình trạng thường gặp. Ảnh: Sưu tầm

1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn kèm theo phản ứng viêm, lượng dịch khớp giảm sút. Sụn khớp thông thường sẽ rất trơn láng, các đầu xương tại khớp có thể hoạt động dễ dàng mà không cọ xát vào nhau. Tuy nhiên khi tình trạng thoái hóa khớp diễn ra khiến lớp sụn bị bào mòn thậm chí mất đi hoàn toàn sẽ gây sưng đau, các đầu xương cọ xát vào nhau. Qua thời gian, khớp sẽ mất đi hình dạng bình thường.

Thoái hóa khớp có thể chia thành 4 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng, người bệnh chưa cảm thấy các triệu chứng bệnh rõ nét

  • Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ: Lớp sụn khớp bị tổn thương nhưng chưa nhiều, bắt đầu hình thành gai xương

  • Giai đoạn 3: Biểu hiện trung bình: Tổn thương gia tăng, nhiều gai xương với kích thước vừa, có thể biến dạng xương dưới sụn, xuất hiện tình trạng sưng, viêm

  • Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng: Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng, gai xương lớn, đầu xương bị bào mòn hoàn toàn hoặc còn rất ít, các chất nhầy bao quanh khớp giảm rõ rệt.

Các khớp động và khớp bán động là nơi rất dễ xảy ra thoái hóa. Ảnh: Sưu tầm

2. Vị trí dễ thoái hóa

Hầu hết các khớp động và khớp bán động đều gặp phải thoái hóa.

Cụ thể các vị trí thoái hóa như:

  • Thoái hóa khớp gối: hai đầu gối là vị trí dễ gặp phải thoái hóa nhất do chịu áp lực lớn để giữ vững cơ thể và di chuyển

  • Thoái hóa khớp háng: Có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên khớp háng

  • Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay: lúc này các khớp bị cứng, có tiếng rắc rắc khi cử động, khó cầm nắm, co duỗi

  • Thoái hóa cột sống lưng và cổ: Thoái hóa ở vị trí này đôi khi ảnh hưởng tới thần kinh tọa

  • Thoái hóa khớp vai: Dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc cao

  • Thoái hóa khớp cổ chân: Thường gặp ở người cao tuổi và trung niên do sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến tổn thương

3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thông thường, sụn khớp được tái tạo đều đặn để đảm bảo chức năng hoạt động của khớp. Nhưng sau tuổi 30, sự tái tạo này giảm dần và tình trạng thoái hóa diễn ra nhiều hơn. Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp như:

  • Tuổi tác

  • Làm việc, sinh hoạt sai tư thế

  • Tập luyện thể dục thể thao quá sức, cường độ nặng

  • Yếu tố di truyền

  • Dị tật bẩm sinh về cột sống

  • Mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh gout, loãng xương…

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất

  • Béo phì

  • Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, người sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài

4. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp không những gây đau nhức, hạn chế khả năng vận động mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn giấc ngủ, tình trạng đau nhức ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ

  • Vôi hóa sụn khớp

  • Tăng nguy cơ bị gãy xương

  • Biến dạng khớp, dính khớp, tàn phế

Các bác sĩ có thể tiến hành siêu âm khớp gối.

5. Chẩn đoán thoái hóa khớp

Để xác định tình trạng thoái hóa và mức độ thoái hóa khớp đến đâu, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp như:

  • Siêu âm khớp: chẩn đoán thông qua hình ảnh để biết tình trạng khớp đang gặp phải

  • Chụp MRI: xác định tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng

  • Chụp X-quang: chẩn đoán thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào

  • Nội soi khớp: quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp để đưa ra cách điều trị cắt lọc các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.

  • Chọc dịch xét nghiệp: trường hợp này giúp xác định khi người bệnh bị tràn dịch khớp gối

6. Điều trị thoái hóa khớp

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp, tùy theo giai đoạn, mức độ tổn thương sụn khớp để tiến hành đẩy lùi thương tổn. Một số phương pháp điều trị cụ thể:

6.1. Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp bảo tồn, vật lý trị liệu

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp vật lý trị liệu như:

  • Chườm móng

  • Xung điện

  • Chiếu đèn hồng ngoại

  • Dùng máy phát sóng ngắn

  • Luyện tập cơ, khớp

  • Xoa bóp

  • Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh làm khớp tổn thương.

6.2. Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc tây

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) theo đường uống hoặc tiêm như diclofenac, ibuprofen (Advil, Motrin IB), naproxen sodium (Aleve) dùng ở liều khuyến cáo, thường có tác dụng giảm đau xương khớp.

  • NSAIDs có thể gây khó chịu cho dạ dày, các vấn đề tim mạch, chảy máu và tổn thương gan thận. Bạn có thể sử dụng NSAIDs dưới dạng gel, kem bôi ngoài da ở khớp bị ảnh hưởng, ít tác dụng phụ hơn và có thể giảm đau

  • Acetaminophen: được chứng minh có thể giúp một số người thoái hóa khớp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên dùng nhiều hơn liều khuyến cáo có thể gây tổn thương gan

  • Duloxetine (Cymbalta): Thường được sử dụng như một thuốc chống trầm cảm, được chấp thuận để điều trị đau mãn tính, bao gồm cả đau nhức xương khớp.

6.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp chỉ cần thiết trong một số ít trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc khi một trong các khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ không thể đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng và bạn vẫn có khả năng bị đau và cứng khớp.

Một số loại phẫu thuật thường dùng như:

  • Thay khớp: chủ yếu thay khớp gối và khớp háng

  • Nối khớp: phẫu thuật để nối khớp ở vị trí cố định

  • Thêm hoặc cắt bỏ xương tổn thương: Các bác sĩ có thể thêm hoặc loại bỏ một phần xương nhỏ ở trên hoặc dưới khu vực thoái hóa khớp.

  • Cấy ghép tế bào sụn

  • Mổ nội soi khớp

6.4. Điều trị thoái hóa khớp bằng bài thuốc dân gian

Trong trường hợp thoái hóa ở cấp độ nhẹ hoặc sử dụng song song với điều trị vật lý trị liệu, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ cải thiện triệu chứng như:

  • Lá lốt

  • Ngải cứu

  • Rễ đinh lăng

  • Cây lá đắng

  • Ngâm nước gừng với muối

  • Sắc nước uống bằng rễ trinh nữ…

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

7. Phòng tránh thoái hóa khớp

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, bạn có thể dùng các liệu pháp bổ sung và thay thế như châm cứu và liệu pháp hương thơm. Ngoài ra bạn có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ để bổ trợ sức khỏe xương khớp như chondroitin, glucosamine,...

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đồng thời giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp:

  • Tăng cường thực phẩm giàu omega 3, canxi, vitamin D, trái cây, các loại rau có màu xanh đậm

  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, các loại thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ động vật

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga

  • Hạn chế mang vác nặng, vận động mạnh, làm việc sai tư thế

  • Lựa chọn các bài tập phù hợp tình trạng sức khỏe và bài tập phù hợp

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng thoái hóa khớp, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu bạn còn gặp phải những thắc mắc, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp.

Tham vấn y khoa

Cố vấn Y khoa tại Dược phẩm Tâm Bình, là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về tiêu hoá, xương khớp, thần kinh toạ. Bà luôn tâm niệm "Y học Cổ truyền là niềm đam mê của mình". Chính vì vậy, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng luôn tận tuỵ, dành hết thời gian và tâm huyết cho lĩnh vực này với mong muốn mang đến cho độc giả, người bệnh những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề y học mà mình quan tâm.