Đau vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau vai gáy là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người trưởng thành và người có tuổi. Tuy nhiên nguyên nhân, triệu chứng và có cách điều trị đau vai gáy ra sao, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp cụ thể cho bạn ở bài viết dưới đây.

1. Đau vai gáy là gì?

Chứng đau vai gáy là tình trạng các cơ vùng gáy bị co cứng, gây đau kèm theo khả năng vận động cổ bị giảm sút, khó quay đầu. Đây là hội chứng rối loạn cơ – xương thường gặp nhất.

Đau vai gáy thông thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh và làm giảm chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên nhân gây đau vai gáy

Đau cổ vai gáy khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do tác động bên ngoài hoặc các bệnh lý bên trong cơ thể gây nên.

  • Tập luyện quá sức

  • Chấn thương

  • Công việc phải hoạt động nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế

  • Hoạt động sai tư thế

  • Nhiễm lạnh

  • Ăn uống thiếu chất

  • Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn khớp bả vai lồng ngực, viêm bao khớp vai…

3. Triệu chứng đau vai gáy

Đau vai gáy còn kèm theo các triệu chứng như:

Đau vùng vai, gáy khi vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc, có thể tê mỏi nhiều hơn đau.

Các cơn đau lan sang cổ, bả vai, cánh tay và lưng, thậm chí giai đoạn nặng cơn đau lan xuống tay, rối loạn các chi.

Xuất hiện kèm theo đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ.

Cơn đau tăng khi vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi.

Cứng cổ, hạn chế vận động, khó khăn khi quay cổ.

4. Đối tượng dễ mắc đau vai gáy

  • Nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi máy tính

  • Lái xe đường dài

  • Người lao động nặng

  • Người dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy khi thay đổi thời tiết

  • Người mắc các bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ…

5. Đau vai váy khi nào nên tới bác sĩ?

Tình trạng đau vai gáy sẽ nghiêm trọng hơn nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Do vậy, khi gặp phải một số dấu hiệu sau bạn nên thăm khám kịp thời:

  • Tình trạng đau nhức kéo dài quá một tuần

  • Bệnh tình không biến chuyển kể cả dùng thuốc kê đơnvà không kê đơn cần tái khá

  • Có triệu chứng hoa mắt, ù tai, nóng sốt

  • Đau ngay cả khi nghỉ ngơi, vận động nhẹ

  • Co cứng cổ, không xoay được cổ vai gáy

6. Chẩn đoán đau vai gáy

Bên cạnh thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các biện pháp cận lâm sàng để loại trừ nguyên nhân gây bệnh như:

  • Chụp X-quang

  • Chụp CT

  • Điện tâm đồ

  • Xét nghiệm máu

7. Điều trị đau vai gáy

7.1. Điều trị đau vai gáy bằng thuốc tây

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đối với trường hợp đau vai gáy do nguyên nhân cơ học và không có tổn thương thực thể nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, aspirin kết hợp codein hoặc tramadol

  • Thuốc kháng viêm không steroid: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib…

  • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, Pregabalin…

  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12) để thúc đẩy và cải thiện và thúc đẩy quá trình chuyển hoá tại các sụn khớp…

7.2. Điều trị đau vai gáy bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh việc kết hợp các bài thuốc tây, bạn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian đối với người mới xuất hiện dấu hiệu đau vai gáy hoặc những nguyên nhân cơ học.

  • Chườm nóng bằng ngải cứu sao với muối trắng

  • Xoa bóp bằng rượu ngâm hạt gấc

  • Đắp hỗn hợp cam, hành khô và phèn chua

  • Sắc lá kinh giới uống giúp giảm đau

  • Chườm nóng bằng lá lốt, muối hạt

  • Đắp gừng tươi đập giập để giảm đau

8. Sử dụng TPBVSK Viên khớp Tâm Bình

Việc bổ sung các thực phẩm chức năng như glucosamine hay những thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp Tâm Bình sẽ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do đau vai gáy gây nên.

Trong TPBVSK Viên khớp Tâm Bình có các thành phần từ thảo mộc tự nhiên như bột mã tiền chế, hy thiêm, đương quy, đỗ trọng, tục đoạn, cẩu tích, ba kích, ngưu tất, độc hoạt, thương truật, có thể sử dụng cho đối tượng như người bị đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ.

Thực tế hiện nay có rất nhiều TPBVSK hiện đang được bày bán trên thị trường, đều giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nên rất khó để kiểm soát, và tình trạng “thật giả lẫn lộn” khiến cho nhiều người tiêu dùng tiền mất nhưng chưa thấy tác dụng rõ rệt. Do đó, bạn nên lựa chọn những sản phẩm đã có uy tín trên thị trường và tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh trường hợp mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.

9. Phòng tránh đau vai gáy

Đau vai gáy không phải là tình trạng hiếm gặp, do vậy, để giải quyết tình trạng đau, hơn hết bạn phải kiểm soát được tận gốc nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh kịp thời. Bên cạnh điều trị bằng Tây y, Đông y, các phương pháp can thiệp vật lý trị liệu, phẫu thuật cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

  • Bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega-3, canxi, các loại rau xanh và trái cây

  • Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa

  • Hạn chế đồ ăn nhanh, các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, rượu bia, thuốc lá…

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe

  • Giữ chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc

  • Tránh các hoạt động vận động mạnh, làm việc sai tư thế

  • Loại bỏ những thói quen xấu có thể gây bệnh trong sinh hoạt, lao động hàng ngày

Trên đây là những thông tin cần thiết về đau vai gáy, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vẫn hỗ trợ.

Tham vấn y khoa

Cố vấn Y khoa tại Dược phẩm Tâm Bình, là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về tiêu hoá, xương khớp, thần kinh toạ. Bà luôn tâm niệm "Y học Cổ truyền là niềm đam mê của mình". Chính vì vậy, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng luôn tận tuỵ, dành hết thời gian và tâm huyết cho lĩnh vực này với mong muốn mang đến cho độc giả, người bệnh những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề y học mà mình quan tâm.