đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau thần kinh tọa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nắm rõ nguyên nhân, nhận biết các triệu chứng sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh để có phương hướng điều trị kịp thời.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh dài nhất của cơ thể chạy dọc từ cột sống thắt lưng tới mặt ngoài đùi, mặt trước của cẳng chân, mắt ngoài cá chân và xuống các ngón chân.

2. Triệu chứng đau thần kinh tọa

  • Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau từ thắt lưng lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau khi làm việc quá sức, ho, hắt hơi.

  • Tê nóng vùng đau.

  • Ngứa ran và yếu cơ chân, cơ bàn chân.

3. Biến chứng đau dây thần kinh tọa

Bệnh nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hạn chế vận động chi dưới

  • Rối loạn cơ vòng

  • Rối loạn đại tiểu tiện

  • Thậm chí trường hợp nặng có thể bị tàn phế.

4. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa. Do phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ, tỳ lên rễ thần kinh tọa gây đau.

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa làm hẹp ống sống, tạo ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống.

  • Trượt đốt sống

  • Hội chứng hẹp ống sống thắt lưng

  • Các nguyên nhân khác: di chứng sau chấn thương, viêm nhiễm, mạch máu biến dạng… cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.


5. Đối tượng có nguy cơ mắc đau thần kinh tọa

  • Phổ biến nhất là ở độ tuổi từ 30 - 50

  • Trước đây, bệnh xảy ra ở nam nhiều gấp 3 lần so với nữ. Tuy nhiên, theo nhịp sống hiện đại, bệnh đang có xu hướng xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

  • Người thừa cân, béo phì

  • Người bị bệnh tiểu đường

  • Người vừa bị chấn thương

  • Đặc thù công việc: lao động nặng, làm việc lâu trong một tư thế, thường xuyên đi giày cao gót.

6. Khi nào cần gặp bác sỹ?

Bạn cần đi khám khi gặp phải các triệu chứng sau:

  • Cơn đau kéo dài hơn 1 tuần hoặc ngày càng nặng.

  • Đau dữ dội, tê, mỏi cơ ở thắt lưng, chân

  • Đau sau chấn thương

  • Khó kiểm soát đại tiện, tiểu tiện.

7. Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Tùy vào từng trường hợp, bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện một hoặc một vài phương pháp chẩn đoán sau:

  • Lâm sàng: bác sỹ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh của bản thân cũng như áp dụng một số nghiệm pháp như: dấu hiệu chuông bấm dương tính, dấu hiệu Bonnet, phản xạ gân xương.

  • Chụp X-quang: giúp định hướng nguyên nhân gây bệnh.

  • Chụp cộng hưởng từ: cho thấy mức độ tổn thương, vị trí chính xác của khối thoái vị đĩa đệm, mức độ chèn ép.

  • Chụp CT: được chỉ định trong trường hợp người bệnh không thể chụp cộng hưởng từ

  • Điện cơ: giúp phát hiện mức độ tổn thương ở rễ thần kinh.

  • Xét nghiệm máu tìm phản ứng viêm

  • Chọc dịch não tủy

8. Điều trị đau thần kinh tọa

8.1. Thuốc tây

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sỹ sẽ kê một hoặc một số loại thuốc sau cho người bệnh:

  • Thuốc giảm đau paracetamol. NSAID.

  • Thuốc giãn cơ

  • Thuốc giảm đau thần kinh

  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng.

  • Vitamin nhóm B

8.2. Các bài thuốc dân gian

Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa đau dây thần kinh lành tính, phù hợp cho những người có biểu hiện bệnh nhẹ.

8.2.1. Lá lốt

Lá lốt có vị cay, tính ấm, có khả năng giảm đau khá hiệu quả. Có nhiều cách sử dụng lá lốt chữa đau dây thần kinh tọa. Bạn có thể uống nước lá lốt, đắp lá lốt giã nát hoặc ngâm chân bằng lá lốt.

8.2.2. Cây rau má chữa đau dây thần kinh tọa

Người bệnh có thể sử dụng nước cốt rau má hàng ngày. Loại nước này giúp giảm đau đồng thời thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.


8.2.3. Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc phổ biến để điều trị đau dây thần kinh tọa. Bạn có thể kết hợp ngải cứu với mật ong. Ngải cứu rửa sạch, giã nát. Lấy nước cốt ngải cứu trộn với 2 muỗng mật ong để uống.

8.2.4. Cây cỏ xước

Bài thuốc từ cây cỏ xước được kết hợp với nhiều thảo dược có công dụng chữa đau thần kinh tọa.

Chuẩn bị 20g cỏ xước, 20g ý dĩ, 12 thiên niên kiện, 12g tô mộc, 12g cẩu tích, 12g củ ráy khô. 12g ngải cứu, 12 lá thông, 16g đỗ trọng, 16g lá lốt. Đem các vị thảo dược sắc với 1 lit nước tới khi cô lại còn 300ml là được.

8.2.5. Sữa, tỏi

Tỏi được xem là một trong những loại thuốc kháng viêm tự nhiên. Sữa tươi giàu canxi tốt cho xương. Một cốc sữa tỏi vào buổi sáng sẽ giúp giảm bớt cơn đau, sự khó chịu do bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra.

Cách thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần lấy từ 3 – 5 tép tỏi bóc vỏ, xay nhuyễn rồi hòa với sữa tươi để uống. Bạn có thể đun nóng sữa rồi cho tỏi vào cho dễ uống.

8.3. Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng là siêu âm, sóng ngắn, điện xung, châm cứu, xoa bóp, kéo dãn cột sống. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng đai cột sống khi đi lại.

8.4. Phẫu thuật

Phương pháp này thường được chỉ định khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng. Đặc biệt trong các trường hợp đau dữ dội, tái phát nhiều lần, khi bệnh nhân có biểu hiện đại tiểu tiện không tự chủ, có nguy cơ cao bị tàn phế nếu không phẫu thuật.

Có thể áp dụng phẫu thuật lấy nhân đệm, phẫu thuật cắt cung sau đốt sống, nẹp vít cột sống.

9. Phòng tránh đau thần kinh tọa

9.1. Chế độ sinh hoạt

  • Giữ tư thế cột sống thẳng khi ngồi lâu, lái xe.

  • Tránh các động tác mạnh, đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng.

  • Có thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc.

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.


9.2. Chế độ dinh dưỡng

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học.

  • Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì thì nên áp dụng phương pháp giảm cân lành mạnh.

  • Ăn đủ canxi, khoáng chất.

  • Kiêng bia, rượu, chất kích thích


9.3. Chế độ rèn luyện

Duy trì luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để tạo lập nền tảng sức khỏe vững chắc đồng thời tăng cường sức mạnh cho hệ cơ, xương, khớp. Các môn thể thao được khuyến khích là bơi lội, đi bộ, yoga.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa, bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thấp diệu nang Tâm Bình. Sản phẩm được bào chế từ các vị thảo mộc thiên nhiên như Mã tiền chế, Đương quy, Tục đoạn, Cốt toái bổ, Thiên niên kiện… nên rất lành tính. Với nguồn dược liệu được kiểm soát nghiêm ngặt cùng dây chuyền sản xuất hiện đại và giá thành hợp lý, Thấp diệu nang Tâm Bình được giới chuyên môn và người dùng đánh giá cao.

Link tham khảo:

https://tambinh.vn/dau-than-kinh-toa-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri/

https://tambinh.vn/5-bai-thuoc-nam-chua-dau-than-kinh-toa-nhat-dinh-phai-thu-mot-lan/

THAM VẤN Y KHOA

Ths. Bs Nguyễn Thị Hằng

Cố vấn Y khoa tại Dược phẩm Tâm Bình, là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về tiêu hoá, xương khớp, thần kinh toạ. Bà luôn tâm niệm "Y học Cổ truyền là niềm đam mê của mình". Chính vì vậy, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng luôn tận tuỵ, dành hết thời gian và tâm huyết cho lĩnh vực này với mong muốn mang đến cho độc giả, người bệnh những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề y học mà mình quan tâm.