BẠN CÓ BIẾT BỆNH GOUT (GÚT) LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Do tác động của lối sống hiện đại, bệnh gout (gút) đã dần trở thành căn bệnh phổ biến, gia tăng về số lượng và ngày càng trẻ hóa. Bệnh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

  1. Bệnh gout (gút) là gì?

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh.

  1. Triệu chứng bệnh gout

Triệu chứng của bệnh gout, đặc biệt là các cơn gout cấp thường xảy ra đột ngột vào ban đêm, sau bữa ăn chứa nhiều đạm, uống nhiều rượu, bia.

Các biểu hiện cơ bản của bệnh bao gồm:

- Đau khớp: đột ngột, dữ dội, nhất là vào ban đêm. Cơn đau có thể kéo dài một vài giờ hoặc một vài ngày, có trường hợp xảy ra vài tuần.

- Sưng khớp

- Nóng đỏ khớp

- Giảm khả năng vận động

3. Biến chứng của bệnh gút

Bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.1. Hạt tophi

Bệnh gout tiến triển sẽ hình thành nên các hạt tophi dưới da. Các hạt này thường xuất hiện ở, cẳng tay, cổ tay, cổ chân, đầu gối, ngón tay, vành tai. Hạt tophi thường không gây đau. Nhưng khi nó phát triển lớn sẽ chèn ép mạch máu. Hạt tophi vỡ sẽ gây viêm loét, nhiễm khuẩn.

3.2. Các bệnh lý về thận

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị gout mắc các bệnh lý về thận chiếm từ 10 – 15%. Tinh thể muối urat lắng đọng tại thận lâu ngày sẽ gây viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận. Những tổn thương trong thận sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của thận.

3.3. Biến dạng khớp, thậm chí tàn phế

Bệnh gout sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động bình thường của các khớp. Nguy hiểm hơn, nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn tới tàn phế.

3.4. Đột quỵ

Nhiều bệnh nhân bị gút mạn tính có nguy cơ bị đột quỵ, tai biến cao hơn.

4. Nguyên nhân gây bệnh

4.1. Bẩm sinh

Một số trường hợp khi cơ thể bị thiếu men HGPT làm giảm khả năng ổn định lượng axit uric trong máu.

4.2. Di truyền

Theo nhiều nghiên cứu, có 5 loại gen liên quan đến bệnh gút và đa phần chúng đều di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị gout thì nguy cơ mắc bệnh ở con cái tăng 20%.

4.3. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn nhiều đạm, hải sản, nội tạng động vật, uống nhiều rượu bia… là một trong những tác nhân gây gout. Ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán, nhiều đạm có khả năng dẫn tới thừa cân, béo phì dẫn tới quá trình đào thải axit uric diễn ra chậm.

4.4. Giảm đào thải axit uric

Khi người bệnh gặp phải các vấn đề về thận như viêm thận mạn tính, suy thận thì khả năng đào thải axit uric qua đường nước tiểu. Từ đó làm tăng nồng độ acid uric máu.

4.5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc gút như: aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị, thuốc kháng lao, thuốc cyclosporine…

5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Nam giới sau 40 tuổi: chiếm hơn 80% người mắc bệnh.

  • Nữ giới tuổi mãn kinh: do suy giảm hormone estrogen

  • Người có chế độ ăn nhiều đạm và hải sản

  • Người thừa cân, béo phì

  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh gout

  • Mới bị chấn thương, phẫu thuật, nhất là phẫu thuật cấy ghép tạng.

  • Mắc bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao.

6. Chẩn đoán bệnh gút

Để chuẩn đoán bệnh, bác sỹ sẽ áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Lâm sàng: Đây là phương pháp đầu tiên, cơ bản nhất trong quá trình chuẩn đoán bệnh. Bác sỹ sẽ dựa vào triệu chứng, hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình cũng như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

  • Chụp X-quang: giúp bác sỹ quan sát được hình ảnh của khớp.

  • Chụp CT

  • Siêu âm khớp

  • Xét nghiệm máu

  • Phân tích dịch khớp: Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này sẽ được xét nghiệm xem liệu có chứa các tinh thể axit uric hay không.

7. Điều trị bệnh gout

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân. Nguyên tắc trong điều trị bệnh là trị viêm khớp, giảm đau, dự phòng tái phát cơn gout, giảm lắng đọng tinh thể urat, kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.

7.1. Thuốc tây

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như: indomethacin và naproxen… Thuốc được ưu tiên sử dụng ở bệnh nhân không có các bệnh lý khác đi kèm.

Thuốc kháng viêm mạnh Corticosteroids: có thể dùng đường uống, tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp.

Thuốc Colchicine được sử dụng để giảm đau do gout và dự phòng các cơn gout cấp.

Thuốc uống hàng ngày để giảm nồng độ axit uric trong máu như: allopurinol (ức chế tổng hợp acid uric) hoặc probenecid (tăng thải axit uric qua nước tiểu).

Lưu ý: người bệnh chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sỹ, không được tự ý mua thuốc về sử dụng, không tự ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

7.2. Các bài thuốc dân gian

Nếu bệnh mới khởi phát, biểu hiện bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng các 7 cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản.

7.2.1. Trị bệnh gout bằng lá tía tô

Có nhiều cách dùng lá tía tô trị gout như uống nước lá tía tô, nấu cháo, ăn sống, đắp lá tía tô, ngâm chân bằng lá tía tô.

7.2.2. Hy thiêm

Hy thiêm có vị cay hơi đắng, tính mát. Theo y học cổ truyền, hy thiêm giúp bổ huyết, trừ thấp, giảm đau. Chất daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin trong loại cây này giúp h nồng độ acid uric trong máu.

7.2.3. Chữa bệnh gout bằng đậu xanh

Vỏ đậu xanh chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đạm. Bên cạnh đó, hoạt chất flavinoid trong vỏ đậu xanh còn làm tăng đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.

7.2.4. Chữa bệnh gout bằng cỏ nhọ nồi

Một trong những giải pháp giúp giảm nồng độ axit uric máu là cải thiện chức năng thận để đào thải axit uric máu theo đường nước tiểu diễn ra thuận lợi hơn. Trong cỏ nhọ nồi có các hoạt chất làm bổ thận, chữa can thận âm kém.

7.2.5. Nghệ vàng

Curcumin trong nghệ vàng có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, ức chế cơn đau. Vì vậy, nó là một vị thuốc tốt cho người bệnh gout.

7.2.6. Ngải cứu

Chườm ngải cứu là một trong những cách giảm đau do gout. Bên cạnh đó, hoạt chất trong ngải cứu còn giúp tăng tiết hoạt dịch, bôi trơn khớp.

7.2.7. Chữa bệnh gout bằng bồ công anh

Bồ công anh giúp giảm đau, giảm sưng khớp. Do trong bồ công anh có chứa chất giảm đau tự nhiên là axit kynurenic, inulin, sesquiterpene lactone.

7.3. Phẫu thuật

Thường được chỉ định để cắt bỏ hạt tophi khi hạt này có kích thước lớn gây ảnh hưởng tới vận động hoặc thẩm mỹ, bội nhiễm hạt tophi, hạt tophi bị vỡ gây viêm loét.

8. Cách phòng tránh bệnh gout

Để không phải đối mặt với những triệu chứng, biến chứng nguy hiểm của bệnh gout, hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh.

8.1. Chế độ sinh hoạt

  • Giữ chế độ sinh hoạt khoa học.

  • Ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc.

  • Không làm việc quá sức.

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

  • Khám sức khỏe định kỳ.

8.2. Chế độ dinh dưỡng

    • Giảm cân lành mạnh nếu bạn đang béo phì.

    • Bổ sung rau xanh, hoa quả.

    • Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin: nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, thực phẩm chiên xào, cay nóng…

    • Không uống rượu, bia, chất kích thích

    • Uống đủ nước

    • Tăng cường chất xơ trong rau quả.

8.3. Chế độ rèn luyện

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh để chống lại mọi bệnh tật.

Bài viết đã đem tới cho bạn những thông tin cơ bản nhất là bệnh gout. Điều quan trọng là ngay khi phát hiện các dấu hiệu, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trong thời gian gần đây, một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ giảm các triệu chứng do gout gây nên. Một trong những sản phẩm phải kể đến là TPBVSK Viên gout Tâm Bình. Được bào chế từ các vị thảo mộc như: Đương quy, Độc hoạt, Thổ phục linh,… trên dây chuyền công nghệ hiện đại, Viên gout Tâm Bình không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao mà còn được người dùng tin tưởng lựa chọn.

XEM THÊM:

https://tambinh.vn/benh-gout-gut-la-gi/

https://timhieuvebenhgout.wordpress.com/

THAM VẤN Y KHOA

Ths. Bs Nguyễn Thị Hằng

Cố vấn Y khoa tại Dược phẩm Tâm Bình, là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về tiêu hoá, xương khớp, thần kinh toạ. Bà luôn tâm niệm "Y học Cổ truyền là niềm đam mê của mình". Chính vì vậy, Ths.BS Nguyễn Thị Hằng luôn tận tuỵ, dành hết thời gian và tâm huyết cho lĩnh vực này với mong muốn mang đến cho độc giả, người bệnh những cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề y học mà mình quan tâm.