[?] Sâu răng lỗ to có nên đi trám răng không?

Vì một lí do nào đó làm tổn thương mô răng, răng bị mẻ hay vỡ làm ảnh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ hoặc sâu răng lỗ to có nên đi trám răng không? – Những chia sẻ sau đây từ bác sĩ sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Có nên đi trám răng không?

1. Trám răng là gì?

Trên thực tế, trám răng là phương pháp dùng chất liệu nhân tạo để khôi phục lại hình dáng ban đầu và chức năng của răng bị tổn thương ở mức độ nhất định. Phương pháp này được chia thành 2 loại là trám răng điều trị và trám răng phòng ngừa.

Trám răng điều trị được áp dụng khi răng có khiếm khuyết về mô răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong các trường hợp như: sâu răng, răng bị vỡ, mẻ răng không quá lớn, răng thưa, mòn răng….

Trám răng điều trị cho những tổn thương về mô răng

Trám răng phòng ngừa, cụ thể là phòng ngừa sâu răng. Đây là cách phủ một lớp mỏng vật liệu chuyên dụng có màu giống men răng lên bề mặt răng để ngăn chặn sự trú ngụ và tấn công của các vi khuẩn phá hủy men răng.

Trám răng phòng ngừa sâu răng

2. Có nên đi trám răng bằng vật liệu Composite không?

Trước đây, vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến là chất trám Amalgam, xi măng Xilicat… với ưu điểm là chi phí rẻ. Tuy nhiên, những vật liệu này có tính thẩm mỹ kém, không phù hợp với màu sắc tự nhiên của răng, độ chịu lực thấp và có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trám răng thưa bằng vật liệu Composite

Chính vì vậy, hầu hết các nha khoa hiện nay đều thay thế những chất liệu kể trên bằng vật liệu Composite chuyên dụng, mang đến nhiều lợi ích vượt trội nên bệnh nhân có thể yên tâm thực hiện:

Trám Composite ở nước ta còn được gọi là trám răng thẩm mỹ nhờ khả năng điều tiết màu sắc và tạo hình giống y hết răng thật, tạo nên sự hài hòa, tự nhiên, khó lộ miếng trám.

Vật liệu trám Composite lành tính, không gây kích ứng cho răng và nướu, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.

Sau khi hóa cứng, miếng trám có độ cứng chắc, chống mài mòn cao, sử dụng được lâu dài.

Xem video: Quy trình trám răng cửa bằng vật liệu Composite

Theo phương pháp hàn trám, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, nạo sạch những mô răng bị viêm, rồi dùng vật liệu composite lấp đầy lổ hỏng và sử dụng đèn chiếu đông Halogen để hóa cứng, cố định miếng trám dính chặt vào các mép răng, ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tấn công. Trong trường hợp sâu răng đã chạm đến tủy, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị tủy răng cho bệnh nhân trước khi trám hoặc bọc răng sứ.

3. Sâu răng lỗ to có nên đi trám răng không?

Trên thực tế, trám răng có tuổi thọ không cao nên chỉ có thật sự có hiệu quả trong trường hợp mô răng bị vỡ, mẻ không quá nhiều. Do đó, sâu răng lỗ hỏng to, mô răng vỡ mẻ nhiều, tổn thương đến tủy thì không nên áp dụng phương pháp trám răng.

Không nên trám sâu răng lỗ to vì miếng trám dễ bong tróc ra ngoài

Bởi vì mô răng mất đi nhiều thì miếng trám sẽ không thể bám dính vào răng chắc chắn, rất dễ bị bong bật hoặc nứt, vỡ nếu chịu lực ăn nhai thường xuyên. Miếng trám cũng dễ bám màu thực phẩm và ngấm nước bọt theo thời gian, tạo nên sự khác biệt giữa màu răng thật nên sẽ làm mất tính thẩm mỹ.

Hơn nữa, sâu răng lỗ to thường đi kèm với tình trạng viêm tủy nên chữa tủy là điều bắt buộc. Tuy nhiên, tủy răng bị mất đi sẽ không còn được nuôi dưỡng và khả năng tự bảo vệ nên rất giòn, dễ vỡ dẫn đến gãy răng, mất răng hoàn toàn. Vì vậy, bọc răng sứ chính là cách bảo tồn răng thật, giúp răng tránh được những tác động từ bên ngoài và có độ bền chắc lâu hơn.

Bọc răng sứ - phương pháp điều trị tối ưu nhất cho trường hợp sâu răng lỗ to

Tại Nha khoa Đông Nam, sau khi đã xử lý, nạo sạch những mô tủy bị viêm thì bác sĩ sẽ tiến hành mài chỉnh răng thật thành trụ nhỏ rồi lấy dấu mẫu hàm để chế bác mão răng sứ úp lên vừa khít với trụ nhỏ vừa tạo, mang lại kết quả phục hình với tính thẩm mỹ cao về màu sắc và hình dáng.

Bọc răng sứ tại Nha khoa chúng tôi được thực hiện bởi các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nha khoa thẩm mỹ kết hợp với công nghệ chế tác răng sứ CAD/CAM, giúp rút ngắn thời gian thực hiện, đảm bảo răng sứ đẹp hoàn hảo, ôm sát khít răng thật từ mặt nhai, mặt cắn cho đến sát viền nướu.

Điều trị răng sâu bằng phương pháp bọc sứ

Còn trong trường hợp sâu răng quá nặng, tủy bị nhiễm trùng có dấu hiệu lây lan thì nên nhổ bỏ chiếc răng này đi để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cũng như tránh tình trạng sâu răng lây lan ra những chiếc răng khỏe mạnh trên cung hàm.

Tóm lại, khi răng bị tổn thương nhẹ thì chúng ta nên đi trám răng sớm để tránh tình trạng răng vỡ lớn hơn và phát sinh thêm nhiều bệnh lý khác. Nếu có bất kì vấn đề nào liên quan đến răng miệng, hãy nhanh chóng liên lạc với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ hoặc đến trực tiếp NHA KHOA ĐÔNG NAM cơ sở gần nhất để được tư vấn và thăm khám miễn phí.