Nghiến răng là bị bệnh gì? Có chữa bằng thuốc được không?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, chị gái em hay nghiến răng khi ngủ và hiện tượng này đã xuất hiện trong thời gian dài. Em lo lắng không biết nghiến răng là bị bệnh gì? có chữa bằng thuốc được không ạ? Mong bác sĩ giải đáp dùm. Em cảm ơn bác sĩ.

Nha khoa Đông Nam trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam. Nghiến răng là hiện tượng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em vì một số lý do. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn qua một số thông tin dưới đây.

Nghiến răng là bị bệnh gì?

Nghiến răng là hiện tượng răng hai hàm siết chặt lại với nhau tạo ra tiếng kêu lớn trong vô thức một cách mất kiểm soát, đặc biệt là lúc đang ngủ. Nghiến răng khi ngủ thường phát ra tiếng kêu lớn mà lúc bình thường họ không thể làm được như vậy, gây ảnh hưởng đến người bên cạnh. Thỉnh thoảng nghiến răng còn xuất hiện khi thức, trong trạng thái tập trung quá mức, giận dữ hay căng thẳng.

Nguyên nhân của bệnh nghiến răng

Qua một số nghiên cứu, nghiến răng được xác định do liên quan tới một số yếu tố sau:

- Răng và xương hàm phát triển không tương thích nên không có sự ăn khớp hài hòa giữa răng trên và dưới.

- Mất răng lâu ngày dẫn đến các răng bị xô lệch.

- Rối loạn khớp thái dương hàm dẫn đến co thắt cơ.

- Các bệnh lý liên quan đến thần kinh: rối loạn giấc ngủ, tổn thương não bộ hay những căng thẳng, lo lắng hằng ngày khiến bạn ngủ không ngon, ngủ chập chờn, mê sảng cũng là nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ.

Nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ là do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,…

Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ

Nhìn chung, bệnh nghiến răng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống nhưng lại gây ta tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng:

Nghiến răng kéo dài sẽ làm mòn răng, răng trở nên ố vàng do lộ lớp ngà bên trong, ngoài ra còn bị ê buốt và khiến răng lung lay.

Nếu tình trạng nghiến răng xảy ra liên tục với cường độ cao tác động vào những vị trí phục hồi nha khoa có thể làm gãy, sứt miếng trám, gãy các hàm răng giả tháo lắp hoặc cố định, thậm chí làm nứt vỡ răng.

Cơ hoạt động quá mức có thể gây phì đại cơ cắn làm cho biến đổi hình dạng khuôn mặt. Đồng thời tác động lên khớp có thể có thể gây ra những tổn thương cấu trúc khớp, như tối loạn khớp thái dương – hàm.

Ngoài ra, cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

Nghiến răng có chữa bằng thuốc được không?

Đối với bệnh lý nào cũng vậy, cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân thì mới xác định được phương pháp điều trị. Với các trường hợp nghiến răng do căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc hoặc do cấu trúc răng thì không có thuốc điều trị bệnh nghiến răng.

Tuy nhiên, nếu rối loạn chức năng thần kinh trung ương gây nghiến răng thì có thể điều trị bằng thuốc đặc trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi kiểm tra và thăm khám. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trong bất kì trường hợp nào.

Một số phương pháp điều trị nghiến răng hiệu quả?

Nghiến răng ở mức độ nhẹ, thỉnh thoảng mới xảy ra thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, với trường hợp nghiến răng của chị gái bạn đã xảy ra trong một thời gian dài thì điều trị tại nha khoa thực sự là điều cần thiết để giảm đau, hạn chế ảnh hưởng tới răng, phục hình và khớp thái dương hàm.

Tùy vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nghiến răng mà sẽ có cách điều trị phù hợp như sau:

1. Nếu nghiến răng do sự lệch lạc của răng

Trong trường hợp răng hai hàm bị lệch lạc, khấp khểnh thì bọc răng sứ thẩm mỹ là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ mài chỉnh răng thật để tạo trụ, sau đó bọc răng sứ có tính thẩm mỹ cao về màu sắc lẫn hình dáng bên ngoài để vừa bảo vệ răng thật vừa phục hình chiếc răng trở nên ngay ngắn, làm chuẩn khớp cắn ăn nhai, xóa bỏ tình trạng nghiến răng.

2. Nghiến răng do stress

Trong trường hợp này thì bạn nên lưu ý ngủ đủ 8 tiếng/ngày và cần giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ. Ngoài ra, không gian sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn sẽ giúp bạn có sự thoải mái tuyệt đối.

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc một chế độ dinh dưỡng hợp để để cơ thể không bị uể oải vì thiếu chất và lưu ý bổ sung canxi cho răng chắc khỏe.

3. Sử dụng máng chống nghiến răng

Mang máng chống nghiến răng khi ngủ để bảo vệ răng khỏi sự mài mòn. Đến nha khoa để bác sĩ lấy dấu răng và chế tạo một máng ngậm sát khít với hàm răng bằng nhựa trong (nhựa Arylic) để tránh cho 2 hàm cọ xát vào nhau.

Nghiến răng là một tật xấu khi ngủ và có thể kiểm soát được. Hi vọng với những chia sẻ cụ thể phía trên đã giúp bạn hiểu rõ nghiến răng là bị bệnh gì? có chữa bằng thuốc được không? Mọi thắc mắc khác vui lòng liên lạc với chúng tôi theo tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam cơ sở gần nhất để được tư vấn và thăm khám miễn phí.