Có bị lây nhiệt miệng khi hôn nhau không?

Nhiệt miệng được liệt kê vào danh sách các bệnh thường gặp ở nhiều người.Tuy nhiên, với một số người mới bị bệnh thì vẫn còn thắc mắc rằng có bị lây nhiệt miệng khi hôn nhau không và cách phòng tránh nếu có là như thế nào.

Có bị lây nhiệt miệng khi hôn nhau

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng, viêm loét miệng xảy ra cho khoảng 20% dân số, thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. Đó là những biểu hiện của niêm mạc miệng bị viêm nhiễm, sưng đau, lở loét rất khó chịu khi nhai nuốt, ăn uống.

Viêm mạc miệng bị viêm nhiễm

Thông thường, nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần đến bác sĩ nhờ vào cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, nhưng chủ yếu có 5 nguyên nhân chính sau đây:

- Do cách vệ sinh răng miệng không hợp lí tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm hại dẫn đến các bệnh về răng miệng, như: Răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng,… làm cho vùng miệng bị nóng dẫn tới nhiệt miệng.

- Vô tình cắn phải lưỡi, môi trong quá trình ăn nhai, làm tổn thương khoang miệng. Vết thương gặp vi khuẩn sẽ tạo thành nhiệt miệng.

- Do cơ thể bị nóng trong, bốc hỏa gây lở loét ở miệng, lưỡi.

- Thiếu vitamin B12, B9, vitamin C hoặc thiếu các khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm,.. cũng gây ra các vết loét ở niêm mạc miệng.

- Căng thẳng, stress thường xuyên, dồn nén lâu ngày khiến cơ thể khó khăn trong việc giải phóng năng lượng gây nhiệt miệng.

Có bị lây nhiệt miệng khi hôn nhau không?

Nhiệt miệng phát sinh do siêu vi Herpes Simplex (HSV-1) cho nên có thể lây từ người này sang người kia thông qua việc tiếp xúc, va chạm vào vết lở loét. Thậm chí ngay cả khi bệnh đang âm ỉ vẫn có tỉ lệ phần trăm lây lan xảy ra. Do đó, có bị lây nhiệt miệng khi hôn nhau.

Có lây nhiệt miệng khi hôn nhau

Cụ thể hơn là bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết lở miệng khi hôn, va chạm hoặc dùng chung khăn, quần áo, dao cạo, dụng cụ ăn uống với người bị nhiệt miệng. Sự lây nhiễm xảy ra cao nhất khi tiếp xúc đúng thời điểm mà vết lở bị vỡ, chảy nước ra.

>> Xem thêm: Tạm biệt nhiệt miệng chỉ sau một đêm với lá bàng non

Cách phòng tránh nhiệt miệng lây lan như thế nào?

Đối với người bị nhiệt miệng

Mặc dù nhiệt miệng có thể tự khỏi nhưng nó có khả năng lây nhiễm. Vì thế, người bệnh nên áp dụng ngay các cách chữa nhiệt miệng để không kéo dài thời gian ủ bệnh, hạn chế lây lan sang người khác.

Súc miệng bằng nước muối pha loãng để chữa nhiệt miệng

Sử dụng nước muối và bàn chải mềm vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn.

Uống nhiều nước hơn bình thường. Đặc biệt nên bổ sung các loại nước có tính thanh mát, giải nhiệt cơ thể như: nước sắn dây, nước cam, nước khế chua, trà xanh,…

Hạn chế các loại thức ăn cay, nóng và các loại đồ uống có cồn, caffeine để không làm các vết loét mở to hơn.

Bổ sung vitamin C, B2, PP và các chất dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm để hỗ trợ lành thương, giảm viêm nhiễm, rút ngắn thời gian nhiệt miệng.

Đối với người không bị nhiệt miệng

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề có bị lây nhiệt miệng khi hôn nhau không, chúng ta cũng cần biết cách phòng tránh để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Không va chạm với vết loét của người bị bệnh dưới bất kì hình thức

Không sử dụng chung vật dụng hay đồ cùng cá nhân với những người bị nhiệt miệng như bàn chải, khăn lau, bát đũa…

Không va chạm hay tiếp xúc vào vết lở miệng của người bị bệnh dưới bất kì hình thức nào.

Khi ăn uống nên khử trùng bát đũa trước khi sử dụng.

Đó là đáp áp cho vấn đề “có bị lây nhiệt miệng khi hôn nhau không?”, nếu bạn còn vấn đề khác muốn được tư vấn chi tiết hơn thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 7141 hoặc đến trực tiếp NHA KHOA ĐÔNG NAM cơ sở gần nhất để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.