Hôi miệng khi mang thai có nguy hiểm không?

Hơi thở có mùi hôi khó chịu luôn làm cho các chị em bối rối, tự ti trong giao tiếp. Vậy hôi miệng khi mang thai có nguy hiểm không? Cách nào điều trị hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

(Hôi miệng khi mang thai có nguy hiểm không)

Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp ở thai phụ

Khi mang thai các mẹ bầu thường chỉ chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nhưng lại quên mất các tình trạng răng miệng luôn xảy ra nếu chúng ta không chăm sóc tốt. Đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở phụ nữ mang thai.

Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên các mẹ bầu phải thăm khám nha khoa định kỳ, đồng thời chăm sóc vệ sinh răng miệng mỗi ngày vì những lý do như sau:

Thay đổi nôi tiết tố

Khi mang thai cơ thể của phụ nữ chắc chắn sẽ bị thay đổi về hormone, sức đề kháng của răng miệng cũng sẽ bị giảm sút, estrogen và progestin trong thời kỳ này sẽ tăng cao làm cho huyết quãng mao dẫn ở răng co giãn liên tục, đàn hồi sẽ bị giảm làm ứ trệ huyết dịch dẫn đến viêm nướu hình thành mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

(Khi mang thai dễ bị thay đổi nội tiết tố)

Trào ngược dạ dày

Trong thời gian thai nghén, một số chị em thường hay buồn nôn, gây trào ngược dạ dày, làm tăng lượng axit trong khoang miệng. Nếu như không vệ sinh răng kỹ sẽ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.

(Trào ngược dạ dày khi mang thai)

Chế độ ăn uống

Khi mang bầu, các chị em thường không ăn được nhiều, nên sẽ có xu hướng chia làm nhiều bữa nhỏ. Nếu không có đủ thời gian vệ sinh răng khi ăn sẽ là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát sinh gây hôi miệng, làm hại men răng ở những kẽ chân răng khó làm sạch.

(Ăn nhiều bữa nhỏ chứa tính acid gây hại răng)

Khô miệng

Mang thai bị khô miệng rất dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng, tình trạng này sẽ gây khó khăn cho mẹ bầu trong việc ăn uống hàng ngày, khiến xuất hiện cảm giác chán ăn, ảnh hưởng đến lượng sữa và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

(Mang thai bị khô miệng)

Bệnh lý răng miệng

90% phụ nữ khi mang thai sẽ mắc bệnh viêm nướu, sâu răng… nhưng nhiều người thường cho rằng đây là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu chủ quan không điều trị sẽ gây nên bệnh viêm nha chu, gây mất răng. Hơi thở có mùi sẽ theo suốt quá trình bị bệnh.

(Khi mang thai rất dễ bị bệnh lý răng miệng)

Khi hiểu rõ nguyên nhân gây nên hôi miệng các mẹ bầu nên lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám để ngăn ngừa các biến chứng nguy hại xảy ra.

Hôi miệng khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu cơ thể có dấu hiệu hôi miệng, đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang bị suy giảm. Dưới đây là một số bệnh có thể bạn đang mắc phải:

Bệnh viêm nướu

Thường bắt đầu vào tháng thứ 2 của thai kỳ, khi viêm nướu sẽ kèm theo các biểu hiện nướu đỏ, sưng tấy và rất đau, khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng bạn sẽ bị chảy máu chân răng.

(Chảy máu chân răng do nướu bị viêm)

Ở các mẹ bầu có tiền sử bệnh viêm nướu sẽ làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu viêm nướu không được điều trị sẽ dẫn tới viêm nha chu gây mất răng hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, hiện tượng sưng nướu, chảy máu xảy ra sẽ làm gia tăng một chất là Prostadlandin và chất gây hoại tử khối u cùng các hóa chất khác kích thích việc chuyển dạ sớm hơn bình thường.

Bệnh sâu răng

Chính những cơn buồn nôn hay thói quen ăn uống bất thường sẽ gây nên hiện tượng sâu răng. Sâu răng có nhiều giai đoạn nhưng luôn để lại những biến chứng và tổn thất nặng nề cho mẹ bầu, thậm chí ảnh hưởng không tốt lên thai nhi.

(Bà bầu chăm sóc răng miệng kém sẽ bị sâu răng)

Khi sâu răng gây ảnh hưởng cấu trúc răng có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng và tử vong với những ca viêm nhiễm nặng.

Những phụ nữ mang thai sâu răng bị đẻ non trước tuần thứ 35 cao gấp 3 lần so với những phụ nữ có sức khỏe răng miệng tốt, nguyên nhân là do vi khuẩn từ đường miệng đi vào tử cung dẫn tới tình trạng co thắt, chuyển dạ sớm.

(Bà bầu có nguy cơ sinh non khi ủ bệnh răng miệng không điều trị)

Với những nguy hiểm trên, bạn tuyệt đối không được ủ bệnh hay chủ quan không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi mà không hề hay biết.

Khắc phục hôi miệng ở bà bầu như thế nào tốt nhất?

Để giảm tải những ảnh hưởng của bệnh hôi miệng, các mẹ bầu nên trang bị những giải pháp phòng ngừa như sau:

Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Đây là cách để hạn chế vi khuẩn hôi miệng sinh sôi, các chị em đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nhất là sau khi ăn uống và trước khi ngủ. Cần lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách như:

  • Chọn bàn chải phù hợp và chải răng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn và tránh làm hư tổn men răng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng hoàn toàn.
  • Đừng bỏ qua thao tác vệ sinh lưỡi. Đây là thao tác cần thiết để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh hôi miệng.

Phòng ngừa acid trào ngược dạ dày

Với những mẹ bầu thường nôn mửa làm acid dạ dày trao ngược lên họng thì cần phòng ngừa tình trạng này bằng cách súc miệng với nước sạch lại và uống một ly nước ấm để làm sạch ruột, ngăn ngừa hôi miệng xảy ra.

(Phòng ngừa trào ngược dạ dày)

Có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp các chị em phòng ngừa hôi miệng hiệu quả. Hãy bổ sung các vitamin A, C, B,.. cùng các chất xơ có trong rau củ quả, trái cây tươi để loại bỏ các mảng bám trên răng tốt nhất.

(Có chế độ dinh dưỡng khoa học)

Tránh xa các chất kích thích rượu, cà phê hay những thực phẩm nặng mùi từ hành, tỏi, kiệu…

Bổ sung đủ lượng nước trong ngày để hạn chế tình trạng hôi miệng và giúp cơ thể thanh lọc, giải độc tốt hơn.

Áp dụng thảo mộc thiên nhiên

Để khắc phục mùi hôi miệng, các mẹ cũng lưu ý lựa chọn những giải pháp điều trị từ thiên nhiên để khử mùi hôi miệng mà không gây hại tới thai nhi. Có thể áp dụng một số cách đơn giản từ:

  • Vỏ quýt: có thể bạn chưa biết, tinh dầu trong vỏ quýt có thể khử được mùi hôi miệng khó chịu, đồng thời quýt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh viêm họng, ngải cảm và an thần hiệu quả.

Bạn chỉ cần nhai vỏ quýt vài phút rồi nhổ bỏ sẽ giúp giảm tình trạng hôi miệng rõ rệt.

(Khử mùi hôi miệng cùng nguyên liệu thiên nhiên)

  • Chanh: là nguyên liệu luôn có trong gian bếp, ngoài tác dụng làm đẹp còn có thể chữa bệnh hôi miệng hữu ích. Do tính axit cao trong chanh có thể sát khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn trên lưỡi, nướu hiệu quả.

Bạn có thể trộn 1 muỗng nước cốt chanh vào 1 cốc nước lọc để làm nước súc miệng, hoặc thêm một chút muối là có thể khử mùi hôi hơi thở nhanh chóng.

Điều trị hôi miệng dứt điểm tại nha khoa

Nếu đã áp dụng nhiều cách nhưng không thể cải thiện hôi miệng, bạn có thể đến thăm khám tại những trung tâm nha khoa uy tín để điều trị hôi miệng tận gốc.

(Điều trị hôi miệng tại nha khoa uy tín)

Tại TP.HCM, bạn có thể đến với Nha Khoa Đông Nam để được điều trị Cạo vôi răng làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì không dùng sóng siêu âm, thuốc kháng sinh nên sẽ không ê buốt, đau nhức, bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.

Xem video: Quy trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam

Hy vọng với những kiến thức cho thấy hôi miệng khi mang thai có nguy hiểm không bạn đã có những giải pháp tốt nhất để phòng ngừa hôi miệng, tránh những tình trạng phiền toái xảy ra.

Nếu còn những thắc mắc cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết hơn. Hoặc đến trực tiếp các chi nhánh của Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí!