Hôi miệng gây ra những tác hại như thế nào?

Hôi miệng là bệnh lý rất phổ biến không chỉ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu báo động các mầm bệnh nguy hiểm. Vậy hôi miệng gây ra những tác hại như thế nào?

(Tác hại của hôi miệng cần biết)

Hôi miệng cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm

Thông thường, mọi người đều nghĩ rằng nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi là do vệ sinh răng chưa sạch hay ăn phải một loại thực phẩm nặng mùi nào đó.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hôi miệng còn là dấu hiệu báo động các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần nên biết hôi miệng gây ra những tác hại như thế nào, từ đó có những giải pháp điều trị thích hợp.

(Hôi miệng do vi khuẩn gây nên)

Hôi miệng thường do sự phân hủy protein của các vi sinh vật trong miệng, sản sinh ra các chất như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide có mùi rất khó chịu. Cụ thể là bệnh hôi miệng thường xảy ra báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Viêm lợi (viêm nha chu): là tình trạng nướu lợi bị viêm, sưng đỏ tấy do vi khuẩn gây nên. Chính những mảng bám đóng vào chân răng hình thành cao răng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây nên tình trạng viêm lợi và gây hôi miệng này.

(Hôi miệng báo hiệu bệnh lý răng miệng)

  • Sâu răng: tình trạng sâu răng thường tiến triển qua nhiều giai đoạn, nếu không được điều trị sớm, những lỗ hổng trên thân răng là nơi vi khuẩn tấn công răng trực tiếp gây nên mùi hôi khó chịu.
  • Viêm xoang: các bệnh lý viêm xoang, viêm họng hạt, cũng là điều kiện làm cho vi khuẩn sinh sôi khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Viêm đường hô hấp: các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng… sẽ bài tiết nhiều dịch chứa protein, những chất dịch này thường bám dính lại ở cuống lưỡi hoặc họng gây ra mùi rất khó chịu.

(Dấu hiệu hôi miệng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm)

  • Viêm phổi: tùy thuộc vào mức độ bệnh mà hôi miệng sẽ hình thành ở nhiều mức độ khác nhau, những mùi khí tanh này thường do chất nhầy trong phổi tích tụ khi phổi đã bị viêm nhiễm mãn tính hay thậm chí là ung thư phổi. Người bệnh phổi cũng sẽ đi kèm các triệu chứng khạc ra đờm, sốt về chiều, có mủ…
  • Bệnh dạ dày: khi dạ dày hoạt động kém, thức ăn tiêu hóa chậm sẽ bị tồn đọng và lên men tạo nên mùi hôi rất khó chịu. Bên cạnh đó, vi khuẩn helicobascter pylori cũng là thủ phạm gây bệnh viêm dạ dày khiến hơi thở có mùi hôi.

Nếu bạn bị hôi miệng kèm theo đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,… bạn nên sớm đến bệnh viện để được điều trị.

(Bệnh lý nguy hiểm từ dấu hiệu hôi miệng)

  • Bệnh gan, thận: thận hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến việc bài trừ các độc tố làm cho chất độc tích tụ nhiều hơn. Bên cạnh đó, chức năng gan cũng sẽ ảnh hưởng theo khiến cho hơi thở có mùi tanh kèm theo các dấu hiệu nước tiểu sẫm màu, đau thắt lưng…
  • Bệnh tiểu đường: khi hơi thở có mùi cũng có thể gây ra bệnh lý tiểu đường do nhiễm ceton acid. Do lúc này, cơ thể không thể sử dụng đường mà chỉ dùng chất béo. Chất thải tích tụ trong cơ thể sẽ thông qua hệ hô hấp, khiến cơ thể có mùi hôi.

Bệnh hôi miệng không chỉ cản trở bạn giao tiếp với người khác, mà có thể gây nên các tác hại rất nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị từ sớm.

Các giải pháp đẩy lùi chứng hôi miệng

Với những giải pháp dưới đây, chỉ cần kiên trì thực hiện bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng hôi miệng, cụ thể:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Hãy chải răng đúng và đủ sau các bữa ăn với kem đánh răng có chứa fluoride, đừng quên chải lưỡi. Thay bàn chải 3 tháng/ lần.

Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp nước súc miệng để loại bỏ các vụn thức ăn thừa và mảng bám giữa kẻ răng.

Răng giả cũng cần được loại sạch mảng bám vào ban đêm và rửa sạch trước khi được đặt trong miệng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để giúp răng chắc khỏe, thực phẩm luôn đóng vai trò quan trọng, bạn hãy tăng cường chất xơ có từ táo, cà rốt, thơm,…để cải thiện hệ tiêu hóa chơ cơ thể. Ngoài ra, những thực phẩm này còn có khả năng loại sạch các mảng bám răng và ngăn ngừa hôi miệng tái phát.

(Tích cực bổ sung chất xơ trong các bữa ăn)

Hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, chúng sẽ giúp giảm tình trạng hôi miệng đáng kể, ngăn ngừa tình trạng sâu răng diễn ra do nước sẽ cuốn trôi đi hết lượng thức ăn dư thừa trong khoang miệng, làm sạch miệng hiệu quả.

Nói không với bia rượu và các chất kích thích khác để tránh gây hại gan, thận và là tác nhân gây vàng răng, hôi miệng nhanh chóng.

Thăm khám nha khoa định kỳ

Các bạn nên có thói quen tái khám nha khoa để kiểm tra răng miệng tổng quát và làm sạch răng miệng. Từ đó có thể phát hiện sớm các dấu hiệu gây hại cho răng và điều trị bệnh nha chu, sâu răng… nguyên nhân gây hôi miệng.

Nếu hôi miệng do các nguyên nhân bệnh lý răng miệng gây nên các bác sĩ nha khoa sẽ có những giải pháp điều trị tương ứng:

Điều trị bệnh lý răng miệng

Nếu hôi miệng do viêm nướu, các nha sĩ sẽ thực hiện điều trị cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám vi khuẩn là môi trường làm cho hôi miệng phát triển. Khi mảng bám được làm sạch, tình trạng hôi miệng cũng sẽ thuyên giảm.

Xem video: Quá trình cạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam

Nếu sâu răng nhẹ, các bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám răng để diệt vi khuẩn và lắp đầy chỗ trống bằng vật liệu Composite tương thích với màu răng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn phá hoại răng gây hôi miệng.

(Hàn trám răng sâu ngăn ngừa vi khuẩn tấn công)

Trường hợp sâu răng nặng phá hủy cấu trúc răng, viêm tủy răng các nha sĩ sẽ thực hiện các phương pháp nội nha để điều trị bảo tồn răng thật, ngăn chặn các biến chứng áp xe răng viêm nhiễm xảy ra.

(Hình ảnh bọc sứ cho răng hàm bị sâu)

Sau khi chữa tủy người bệnh sẽ cần bọc răng sứ để tránh răng bị vỡ, giòn. Bọc răng sứ cũng sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai cho hàm răng.

Điều quan trọng là bạn cần nền chọn cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín để được các bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị hiệu quả. Sau điều trị, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn một chế độ chăm sóc răng miệng tốt nhất để giúp hạn chế tối đa bệnh hôi miệng tái phát.

(Thăm khám và tư vấn Miễn Phí tại Nha Khoa Đông Nam)

Qua những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu được hôi miệng gây ra những tác hại như thế nào từ đó có những giải pháp điều trị bệnh tốt nhất. Nên phòng bệnh hơn chữa bệnh là thông điệp mà Nha Khoa Đông Nam muốn gửi đến các bạn để phòng ngừa bệnh hôi miệng từ sớm.

Nếu còn những thắc mắc về các phương pháp điều trị hôi miệng cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh nha khoa gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí!