Bị Áp Xe Chân Răng có sao không

Áp xe chân răng do vi khuẩn phát sinh tấn công vào trong răng gây để lâu ngày gây nên viêm nhiễm. Vậy bị áp xe chân răng có sao không?

Nguyên nhân gây nên áp xe chân răng cũng là do việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, càng để lâu ngày các vi khuẩn từ từ tăng dần tấn công vào các bộ phận của răng dẫn đến nhiễm trùng rồi chuyển thành áp xe. Những người bị sâu răng mà không chịu chữa trị có nguy cơ bị áp xe răng rất cao.

1. Triệu chứng thường gặp khi bị áp xe chân răng

- Đau nhức dữ dội, làm cái gì cũng đau thậm chí không thể nhai, không thể ăn, không thể ngậm miệng lại vì quá đau. Khi lên cơn đau người bệnh thường nóng nảy, cáu gắt thất thường làm đảo lộn mọi thứ trong đời sống hằng ngày.

Thường có những cơn đau khiến cho người bệnh trở nên cáu gắt và nóng nảy

- Các đồ ăn nhiệt là kẻ thù, chỉ cần một tí lạnh hay một tí nóng thì cơn đau lập tức phát tán, cảm giác ê buốt đến tận xương tủy.

- Chỉ cảm thấy có vị đắng trong khoang miệng.

- Gây nên mùi hôi cho hơi thở khiến người bệnh mất tự nhiên khi giao tiếp, ngại tiếp xúc với bên ngoài.

- Nóng sốt mỗi khi cơn đau phát tán hoặc khi nhiễm trùng nặng.

- Sưng hạch cổ, sưng hàm trên hoặc hàm dưới. Cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Biến chứng nặng nhất của áp xe chân răng

2. Các cách điều trị áp xe chân răng hiệu quả

- Nên điều trị áp xe chân răng bằng cách đi đến phòng khám nha khoa bởi vì khi đã bị áp xe thì răng đang rơi vào tình trạng rất nguy hiểm chỉ có đi đến nha khoa để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

- Bác sĩ sẽ chuẩn đoán mức độ viêm nhiễm, tùy vào vị trí áp xe chân răng mà áp dụng phương pháp chữa trị khác nhau, tuy vậy thông thường việc điều trị áp xe răng đều thông qua các quá trình loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và phòng tránh các biến chứng.

Nên điều trị áp xe chân răng bằng cách đi đến phòng khám nha khoa

- Có thể dùng thuốc để để chống viêm nhiễm hoặc súc miệng bằng nước muối vì trong nước muối có tính kháng khuẩn chống viêm vì thế khi súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp cho tình trạng áp xe chân răng giảm bớt đi lượng vi khuẩn và làm dịu đi cơn đau.

- Khi áp xe chân răng chuyển sang giai đoạn cực kì nghiêm trọng đến cả tủy cũng bị viêm thì các bác sĩ sẽ quyết định nhổ đi chỗ răng nằm trong vùng áp xe, làm sạch mủ trong ổ răng và tìm ra giải pháp giảm đi cơn đau một cách nhanh chóng nhất.

3. Các biện pháp phòng ngừa áp xe chân răng

- Làm sạch răng miệng đây là điều kiện thiết yếu trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến răng miệng. Chải răng đúng cách, đánh răng trung bình 2 ngày/1 sau khi ăn và sau khi đi ngủ. Giữ gìn răng miệng sạch sẽ cũng góp phần làm giảm nguy cơ bị áp xe chân răng.

Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ

- Hạn chế dùng tăm xỉa răng vì khi xỉa răng sẽ gây tổn thương đến nướu hoặc răng. Chỉ nha khoa là biện pháp an toàn nhất trong việc lấy thức ăn thừa trong khe răng. Cần loại bỏ hết các mẫu vụn thức ăn còn tàn dư trong miệng có thể vi khuẩn sẽ ít phát sinh không gây viêm nhiễm.

Qua bài viết " Bị áp xe chân răng có sao không? " mong răng các bạn có thêm kiến thức về bệnh lý này. Bạn nên đi khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị đúng cách. Điều này cũng rất cần thiết trong việc bảo vệ răng miệng vì nếu không kịp cứu chữa thì áp xe chân răng sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Hãy bảo vệ thật tốt cho răng hàm của bạn.