PHÂN BIỆT

CÀ PHÊ ROBUSTA, ARABICA VÀ LIBERICA

  • Để đến tay chúng ta cà phê đã trải qua 1 chặng đường rất dài và với sự tham gia của rất nhiều người. Trong đó có những người nông dân, các chuyên gia thẩm định, các nhà rang xay, những barista và cả chính chúng ta.

  • Để tóm gọn quy trình từ thời điểm bắt đầu đến một ly cà phê chúng ta có những giai đoạn sau

I. Các loại cà phê trên thế giới

1. Cà Phê Arabica (hạt A)

  • Hạt cà phê Arabica hay còn gọi là cây cà phê trè : chiếm khoảng 61% sản lượng trên thế giới

  • Đặc điểm nhận diện:

+ Cây cà phê: cao từ 3-7m tuỳ điều kiện đất đai

+ Lá cà phê: Lá nhỏ, cành nhỏ mảnh khảnh ít phân nhánh

+ Quả cà phê: Quả vàng, đỏ tuỳ giống

+ Thời gian thu hoạch: Thu hoạch bắt đầu từ tháng 8 cho đến tháng 2 năm sau.

+ Cách thu hoạch: lựa hái chín

+ Hàm lượng Caffein: 1 - 3 %

Mua Ngay

2. Cà phê Robusta

  • Cây cà phê robusta ( hạt Rô ) hay còn gọi là cà phê vối : chiếm 39% sản lượng trên thế giới.

  • Đặc điểm nhận diện:

+ Cây và lá cà phê: Cao từ 5-7m, tán rộng, cành khá lớn và chia làm nhiều nhánh

+ Quả cà phê: Quả có màu đỏ sẫm

+ Thời gian thu hoạch: Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10 đến tháng 12

+ Cách thu hoạch: hái tuốt

+ Hàm lượng Caffein: 1,5- 3%

3. Cà Phê Liberica ( Cà Phê Mít)

  • Cà phê Liberica hay còn gọi là cà phê mít, chiếm sản lượng nhỏ (nhỏ hơn 10%) sản lượng cà phê trên thế giới.

  • Đặc điểm nhận diện:

+ Cây cà phê: Cây cao từ 2-5m.

+ Lá cà phê : lá to, xanh đậm, gân lá nổi nhìn xa giống cây mít nên được gọi là cà phê mít

+ Đặc điểm hạt: Cây chịu hạn tốt, nhưng năng suất kém, khó thu hoạch và có vị chua mạnh nên k được ưa chuộng nhiều và ít trồng. Thường được trộn thêm vào để tăng hương vị

+ Thời gian thu hoạch bắt đầu từ tháng 5-7 vào thời điểm có cả hoa có cả quả chín lẫn xanh nên rất khó thu hoạch.

II. Cấu trúc quả cà phê

1- Lớp vỏ quả: là lớp vỏ ngoài cùng

2- Lớp thịt quả : dưới lớp vỏ mỏng là lớp thịt quả hay còn gọi là lớp nhầy có vị ngọt

3- Lớp vỏ trấu : lớp này bao bọc hạt cà phê và không có giá trị kinh tế

4- Lớp vỏ lụa : là lớp vỏ trong cùng bao bọc quanh nhân. Rất mỏng.

5- Nhân cà phê : là thành phần quan trọng nhất và có giá trị kinh tế cao


III. Vùng Trồng Ca phê Arabica và Robusta tại Việt Nam

1. Cà phê Arabica:

  • Thường trồng ở Lâm Đồng

  • Đặc điểm:

+ Được trồng ở độ cao 700-1000m so với mặt nước biển

+ Khí hậu lạnh

+ Hương tốt nhưng vị không mạnh bằng Robusta

2. Cà Phê Robusta

  • Thường trồng ở Daklak (Buôn Mê Thuột)

  • Đặc điểm:

+ Được trồng ở độ cao 600m so với mặt nước biển

+ Nắng gió và đất sét là đất bazzan thích hợp cho cây robusta phát triển tạo được hương vị đậm sâu cho hạt

Bài viết có liên quan

- Các chủng loại cà phê tại Việt Nam

Bài việt đề xuất

- Công thức làm sữa hạt Macca