CÀ PHÊ NHƯỢNG QUYỀN MỨC BÌNH DÂN CÓ PHẢI SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN?

Hiện nay, cà phê nhượng quyền đang phủ sóng hầu hết tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ,... và được đánh giá phù hợp với xu hướng của các thế hệ 9x và Gen Z.

Một số thương hiệu cà phê nhượng quyền với mức giá phổ thông (Bình dân) có thể liệt kê như sau:

  1. Viva Star

  2. Cafe Urban Station

  3. Cafe Effoc

  4. Cafe milano

  5. Cafe ông bầu

  6. Cafe laha

  7. E - Coffee

  8. Gemini Coffee

  9. Napoli

  10. ....

Có rất nhiều thương hiệu cà phê nhượng quyền với mức giá phổ thông/ Binh dân. Như vậy, các chủ quán có ý định muốn mở quán cà phê cần căn nhắc các yêu tố nào để lựa chọn có hay không cà phê nhượng quyền cũng như lựa chọn thương hiệu nào phù hợp với tài chánh của quán!

Để giúp bạn giải đáp được câu hỏi này hãy cùng tôi tiến hành đánh các bước thu thập, đánh giá các dữ liệu,.. từ đó đưa ra quyết định của chính mình - Cũng tự chịu trách nhiệm với bản thân mình.

Trước khi tiến hành các bước bạn hay chuẩn bị giấy, bút hoặc mở Excel trên máy tính của bạn để tiến hành văn bản hóa các dữ liệu cần thu thập và có cơ sở quyết định chính xác của bản thân.

Các bước tiến hành thu thập, đánh giá dữ liệu tôi xin tóm tắt thành 03 bước lớn sau:

Bước 1: Thu thập, thông kê dữ liệu thu - chi

Bước 2: Đánh giá, phân tích dữ liệu

Bước 3: Đánh giá tiềm năng của sự lựa chọn của bản thân

Chúng ta cùng bắt đầu thôi:

Bước 1: Thu thập, thông kê dữ liệu thu chi

Đầu tiên bạn hãy tiến hành chia cuốn tập (cuốn vở) của mình thành 2 phần:

  • Phần 1: Phần vốn/ Tài sản hiện có

  • Phần 2: Phân chi cho nhượng quyền

(Xem hình 1 đối với bảng thông kê mà tôi đã từng làm khi mở quán cà phê)

Bạn hãy liệt kê vốn và các tài sản hiện có phục vụ cho quán cà phê của mình:

- Các khoản liệt kê vốn:

+ Vốn bằng tiền mặt: Tiền mặt, Tiền tiết kiệm, tiền đầu tư, tiền góp vốn của bạn bè/ Người cộng sự

+ Vốn có thể huy động: Vốn vay từ bạn bè, Vốn vay tư ngân hàng, Vốn vay từ các biện pháp tài chánh khác,...

- Các tài sản hiện có;

+ Tài sản vật chất: bàn, ghế cho khách hàng; bàn khu vực pha chế; Bộ dung cụ phát nhạc (Laptop, Loa,..),

+ Tài sản phi vật chất: Internet, Điện, nước,

+ Nguồn nhân sự: Nhân viên pha chế (Đào tạo/ chưa được đào tạo), nhân viên phục vụ, bảo vệ,...

+ Nguồn nguyên liệu: nhà cung cấp cà phê, đường, sữa, đá,...


Mua Ngay

Tiếp theo bạn hãy liệt kê các khoản chi đối với việc nhượng quyền thương hiệu, có thể liệt kê một số khoản chi tiêu biểu như sau:

- Chi phí nhượng quyền: Phải tính đến chi phí ban đầu, chi phí duy trì,...

- Chi phí thuê mặt bằng để đáp ứng các yêu cầu mặt bằng của thương hiệu

- Chi phí mua nguyên liệu: theo chuỗi cung ứng của thương hiệu

- Chi phí quản lý và phí kinh doanh

- Chi phí thiết kế, xây dựng đáp ứng các yêu cầu của thương hiệu nhượng quyền

- Chi phí Marketing (nếu có)

- Chi phí đồng phục cho nhân viên

- ...

Sau khi bạn kê khai tất cả khoản chi và tài sản hiện có của bạn, tôi chắc chắn rằng bạn đã thấy một bức tranh tổng thể cũng như kiến chi phí cần phải có đối với nhượng quyền thương hiệu.

Bước 2: Đánh giá, phân tích dữ liệu

Bạn hãy cùng tôi ghi ra giấy các câu trả lời các câu hỏi sau, dưa trên bảng thông kế dữ liệu như hình 1/ Bước 1:

Câu 1: Các tài sản được nêu trong phần 1 có thể thay thế hoặc giảm bớt phần chi phí phần 2 được không?

Câu 2: Tổng vốn được nêu trong phần 1 có lớn hơn 50% so với tổng chi phí bỏ ra cho nhượng quyền thương hiệu hay không?

Câu 3: Bên nhượng quyên thương hiệu có giảm chi phí đầu vào khi chúng ta có các tài sản thay thế hay không? (vi dụ: bàn ghế cho khách ngồi, Bàn pha chế, ....)

Câu 4: Phân khúc khách hàng bạn hướng đến có phù hợp với thương hiệu bạn đang đăng ký nhượng quyền hay không?

Câu 5: Bạn có hiểu rõ các quy định hiện hành (Bao gôm yêu cầu pháp luật) liên quan đến các vấn đề nhượng quyền thương hiệu hay không?

Câu 6: Bạn đã tiến hành khảo sát khách hàng xung quanh bán kính 10 - 15 Km tính từ địa điểm đối với vấn đề nhận diện thương hiệu này chưa?

Câu 7: Có phải trên 70% khách hàng khảo sát đều biết và mong muốn sử dụng sản phẩm của thương hiệu này không?

Câu 8: Bạn có dữ liệu độ tuổi của người dân trong khu vực bán kính 10 - 15 km (Tính từ địa điểm quán) hay chưa? và Đa số các lứa tuổi có năm trong phân khúc lứa tuổi hướng đến của thương hiệu đó không?

Câu 9: Trong bán kính 20 - 30 Km (Tính từ địa điểm quán) đã có quán nào đã đăng ký nhượng quyền thương hiệu của bạn đã đăng ký hay chưa? và bạn có đánh được mật độ khách hàng đối với quán sử dụng thương hiệu này hay không?

Câu 10: Chi phí vốn ở phần 1 có đủ duy trì hoạt động của quán trong vòng 3 - 6 tháng ở trạng thái lỗ và trả lương cho nhân viên hay không?

Bước 3: Đánh giá tiềm năng của sự lựa chọn của bản thân

Trước khi bước vào bước 3 này, tôi lưu ý với các bạn hãy thành thật đối với 10 câu hỏi nêu trên mà tôi gọi chung là Checklist đánh giá tính phù hợp quyết định của mình.

Sau khi bạn trả lời 10 câu hỏi trong checklist nêu trên nếu :

  1. Trường hợp, Có trên 80% câu trả lời là có/ đúng thì bạn nên đồng ý với phương án nhượng quyền thương hiệu mà bạn đã tiến hành khảo sát

  2. Trường hợp, Từ 60 - 70% câu tra lời là có/ đúng thì bạn nên cân nhắc phương án của mình, có thể tham khảo ý kiến của người thân/ cộng sự góp vốn của mình để đưa ra quyết chính xác nhất.

  3. Trường hợp, số câu trả lời là có/ đúng dưới 60% thì tôi khuyên bạn nên từ chối nhượng quyền thượng hiệu và hãy tự xây dựng thương hiệu của bản thân để hạn chế các chi phí nhượng quyền.

Có một số lưu ý với bạn liên quan đến cỡ mẫu tiến hành khảo sát khách hàng trong bán kính 10 - 15 km nên lớn hớn 1000 Người và đánh giá được tính thuận lợi của khách hàng khi đi đến đến địa điểm quán của bạn. Cũng từ đánh giá tính thuận lợi này mà bạn có thể đưa ra hành động phù hợp đối với thiết kế bảng hiệu thể hiện tính nhận diện của quán.

Từ những biết thực hiện đánh giá nêu trên, Tôi hy vọng bạn đã có câu trả lời đúng đắng nhất khi đưa ra quyết định có tiến hành nhượng quyền thương hiệu hay không?

Lưu ý: Các ý kiến trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế các quyết định của bạn.

Trong thời gian tới, tôi sẽ viết bài liên quan đến chủ đề "Cà phê mang đi, có nên đầu tư hay không?". Nếu bạn có ý tưởng/ thắt mắt cần admin giải đáp có thể để lại comment bên dưới bài viết này.