Các chủng loại

CÀ PHÊ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM

Hạt cà phê arabica cùng với cà phê robusta là hai dòng cà phê hạt phổ biến và được dùng chủ yếu cho pha chế cà phê hiện nay. Tại Việt Nam cũng có gieo trồng và thu hoạch các dòng hạt cà phê arabica ở một số các vùng trồng cà phê lớn với chất lượng rất cao, thậm chí có dòng còn sánh ngang với chất lượng của loại cà phê arabica ngon nhất trên thế giới hiện nay.

Các dòng hạt cà phê arabica chất lượng ở Việt Nam

- Giống Catimor

+ Điểm qua 1 chút về hạt cà phê arabica thì arabica là giống cà phê hạt hơi dài và được trồng ở những nơi có độ cao khoảng 600m, khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam, cà phê arabica được trồng nhiều tại các vùng Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hòa Bình, Điện Biên, Đà Lạt.

+ Catimor là giống cà phê lai tạo với đặc tính là dễ trồng, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh tốt nên được trồng thay thế cho các chủng Bourbon và Typica do năng suất đều kém và khó trồng hơn. Catimor là giống cà phê được lai tạo từ hai giống Caturra và Timor (Timor lại là sự lai tạo giữa dòng robusta với arabica) và có nguồn gôc từ Bồ Đào Nha.

--> Vì những đặc tính có lợi về mặt kinh tế kể trên mà chủng cà phê này hiện nay đang được trồng phổ biến tại hầu hết các vùng nguyên liệu cà phê lớn trên cả nước như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Nghệ An, Sơn La.

Mua Ngay

  • Chủng cà phê Typica

  • Typica là một trong hai dòng cà phê đặc biệt thơm ngon ở Việt Nam và được trồng chủ yếu ở huyện Cầu Đất gồm 2 xã Xuân Trường và Trạm Hành. Hạt cà phê Typica tại đây có chất lượng thơm ngon tuyệt hảo nhưng lại có một số đặc tính bất lợi cho người trồng như năng suất thấp và giá bán cao.

  • Trong thời điểm năm 2001, khi mà giá cà phê tụt dốc và chạm mức thấp nhất thì người dân đã bỏ và chặt hàng loạt typica để trồng catimor thay thế. Sự ảnh hưởng của biến động thị trường đã khiến sản lượng dần bị thu hẹp và typica dần bị thay thế bởi chủng Catimor để đem xuất khẩu với sản lượng cao hơn gấp 2 - 3 lần. Sản lượng mỗi năm của cà phê Typica hiện tại chỉ còn 2,5 đến 3 tấn, rất ít so với sản lượng trung bình của ngành cà phê.

  • Chủng cà phê Catuai

  • Cà phê giống Catuai còn được gọi là cà phê hạt vàng với nhân cà phê tròn giống nhân của hạt cà phê Catimor. Đây cũng là một dòng hạt cà phê được lai tạo từ khá nhiều giống khác nhau và được du nhập từ Cuba vào Việt Nam những năm 1980. Giống Catuai được lai tạo từ hạt cà phê Caturra (đặt theo tên một thị trấn ở Brazil) - một biến thể của Bourbon (Arabica thuần chủng) với dòng cà phê Mundo Novo (dòng lai tạo giữa hai dòng Arabica thuần chủng là Bourbon và Typica).

  • Chủng cà phê này thừa hưởng đặc tính di truyền từ giống lai gốc Caturra nên khả năng chịu sâu bệnh và sương muối rất kém. Mặc dù cho năng suất cao nhưng tổng thể thì chủng cà phê này cho hiệu suất thu hoạch không cao và tốn nhiều công chăm sóc.

  • Do các đặc tính như vậy mà chủng cà phê này cũng không còn được duy trì nhiều nữa mà chỉ còn lác đác vài vườn và người dân thu hoạch lẫn với giống Catimor để bán. Nhân của giống cà phê cactuai có dạng tròn như catimor nhưng tỷ lệ xuất hiện hạt dài nhiều hơn ở các vùng trồng này do có thể không có sự đồng nhất về giống được trồng.

  • Trên thị trường hiện nay về đánh giá chất lượng, arabica được đánh giá cao hơn so với coffea canephora hay coffea robusta với hương vị và chất lượng đều cao hơn và chứa ít cà phêin hơn. Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới nhưng quy mô và sản lượng trồng của arabica chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng diện tích vùng nguyên liệu tại Việt Nam.

  • Nguyên nhân được cho là độ cao của các vùng trồng tại Việt Nam không thích hợp với loại cà phê này trong khi việc chăm sóc lại không hề dễ dàng để cho ra giá trị kinh tế cao. Hiện nay, Nhà nước vẫn mở rộng nhiều chương trình nghiên cứu nhằm lai tạo các giống mới vừa có phẩm chất vừa cho sản lượng cao để đáp ứng nhu cầu về giống cà phê này.