Nuôi gà mái đẻ theo phương thức chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng

Nuôi gà mái đẻ có rất nhiều yêu cầu để đạt được chất lượng tốt. Chính vì vậy, bạn cần phải thực hiện như thế nào? Làm ra sao? Theo dõi chúng tôi để được cập nhật thông tin dưới đây nhé!

Yêu cầu thiết kế và cơ sở vật chất nuôi gà mái đẻ

Chuồng nuôi cage free được thiết kế với nhiều khu chức năng như máng ăn và uống, chỗ đẻ trứng, chỗ nghỉ ngơi và sào đậu, hoặc là những chỗ gà có thể thể hiện bản năng tự nhiên như mổ cỏ khô hay tắm bụi. Việc gà có thể tự do thể hiện bản năng tự nhiên của mình góp phần cải thiện phúc lợi cho đàn gà.

Các qui định và khuyến nghị chung về nuôi gà mái đẻ theo hệ thống chuồng cage-free dựa trên những qui định của EU, các bằng chứng khoa học, kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn vận hành của các công ty cung ứng (ví dụ như các công ty cung ứng giống, thiết bị) và ý kiến của các chuyên gia gia cầm và các tổ chức phi chính phủ. Hệ thống sản xuất trứng gà cage-free là một hình thức mới ở các nước nhiệt đới, chính vì vậy khi thiết kế và xây dựng hệ thống này trong điều kiện nóng ẩm, các chuồng nuôi nên được tách rời nhau. Trong trường hợp cần thiết, cần tư vấn với chuyên gia địa phương.

Con số đưa ra trong bảng này là tương đối. Ở điều kiện thời tiết nhiệt đới, mật độ gà nên ở mức thấp nhằm tránh rủi ro về căng thẳng và mệt mỏi do nhiệt độ gây ra. Giống gà ISA nâu to hơn giống gà mái đẻ trắng nên cần nhiều không gian nền chuồng, sào đậu, máng ăn/ uống hơn.

>>> Xem Thêm: Chia sẻ bí quyết về kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng lãi cao

Phương pháp làm sào đậu cho gà

Sào đậu nên được làm bằng vật liệu chịu lực và không nên để cạnh sắc vì có thể làm gà mái đẻ hoặc người chăm sóc gà bị thương. Các vết nứt, gãy và các điểm hẹp nên được bít lại tránh sự xâm nhập của ngoại kí sinh trùng vào gà mái đẻ. Hình dạng của sào đậu nên là hình chữ nhật với cạnh tròn hoặc dạng nấm giống với sào đậu trong thời gian gà con, gà dò hậu bị. Những hình dạng này giúp gà mái đẻ có thể đứng vững trên sào đậu. Sào đậu hình dạng tròn hay hình ô-van thường ít được sử dụng vì không tạo nên thế đứng vững cho gà mái đẻ. Gà mái đẻ thường có xu hướng mạnh mẽ cần tìm chỗ cao để ngủ nghỉ. Những con gà không khoẻ hoặc tránh bị mổ cũng thường tìm đến những chỗ cao để nấp. Sào đậu được đặt đúng chỗ và có mục đích sẽ giúp gà phát triển những hành vi tự nhiên này. Sào đậu cũng góp phần giúp việc di chuyển tốt hơn đặc biệt là trong chuồng nuôi nhiều tầng aviary.

>>>> Xem Ngay: Đá gà trực tiếp thomo <<<<

Bí quyết thiết kế chuồng đẹp

Nên thiết kế ổ đẻ bắt mắt, thoải mái, dễ tiếp cận, và sạch sẽ cho gà mái đẻ trứng. Việc này đảm bảo gà sẽ tìm một chỗ dành riêng cho việc đẻ trứng, đảm bảo độ sạch của trứng, giá thành và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa việc cung cấp ổ đẻ có chất lượng sẽ giúp tránh tình trạng gà đẻ trứng trên nền chuồng, dẫn đến việc tốn công thu dọn trứng hoặc trứng bị mổ hoặc bị ăn. Ví dụ về một ổ đẻ thoải mái cho gà là một ổ đẻ tối (tầm 1 lux), dễ tiếp cận, được đặt rải rác trong chuồng nuôi, có cùng độ cao, nhẵn, không có khí nóng, được làm bằng gỗ cán mỏng, nhựa hoặc hỗn hợp bê tông (không phải tấm kim loại).

Nên để tấm chắn trước ổ đẻ (không đóng hoàn toàn ổ đẻ) để tạo ra không gian kín để gà mái đẻ an toàn khi đẻ trứng. Việc đặt các ổ đẻ cũng nên thuận tiện cho hành vi cào đất và bụi có thể lọt qua được (ví dụ Tấm lót ổ đẻ AstoTurf). Việc này giúp cá thể gà mái đẻ có thể thể hiện hành vi làm ổ và giữ trứng sạch. Ổ đẻ nên dễ dàng di chuyển. Ở những ổ đẻ như vậy trứng thường rơi trên phần bề mặt và gà thường đứng lên sau khi đẻ trứng. Thiết kế này sẽ ngăn gà mổ và ăn trứng, đồng thời sẽ giúp trứng sạch hơn. Hệ thống nâng đẩy trong ổ đẻ (Expel system) sẽ giúp người nuôi gà có thể đến gần với ổ đẻ ngay trước khi gà đẻ trứng. Hệ thống này cũng đẩy gà ra khỏi ổ vào cuối ngày. Cá thể gà mái đẻ sẽ không thể ngủ và làm bẩn trong ổ đẻ được. Tuy nhiên cần mở ổ đẻ khi gà thức dậy. Hệ thống nâng

đẩy bên trong ổ đẻ thêm vào đó sẽ tạo khoảng cách giữa tường và ổ đẻ giúp tạo thêm không gian thoáng khí đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng.

>>> Xem Thêm: Giống gà đá hay nhất hiện nay

Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống nuôi gà mái đẻ ổ đẻ riêng biệt có chất độn chuồng có giá thành rẻ hơn hệ thống ổ đẻ dùng cho cả đàn nhưng có một số bất tiện. Sử dụng ổ đẻ này sẽ tốn nhân công thu trứng bằng tay và thay dọn chất độn chuồng. Ngoài ra cũng tốn thêm chi phí cho chất độn chuồng. Đồng thời, cũng có nguy cơ thất thoát trong sản xuất khi gà mái đẻ không quen ổ và đẻ trứng trên nền chuồng. Nếu không thu trứng kịp thời, gà có thể mổ trứng đẻ trên sàn và trứng đẻ trên sàn sẽ bẩn hơn.

Đưa đàn mới vào chuồng cage-free

Khi sử dụng cùng một hệ thống cho giai đoạn nuôi gà con, gà dò hậu bị và giai đoạn sản xuất, chuyển gà mái đẻ từ cơ sở nuôi sang cơ sở đẻ trứng là không cần thiết (xem phụ lục 1, thiết kế 1.d, hệ thống “All-in-All-out”). Khi gà hậu bị được chuyển vào chuồng sinh sản, việc bắt, vận chuyển và sự thích nghi với môi trường mới có thể gây căng thẳng cho gà vì vậy cần phải cẩn trọng. Chuồng hậu bị và chuồng đẻ cần có thiết kế, hệ thống ánh sáng, giờ ăn, hệ thống máng ăn uống giống nhau nhằm giúp gà mái đẻ có thể quen với việc chuyển từ hai chuồng này.

>>> Xem Thêm: Hướng dẫn cách thả gà đá cựa sắt giành lợi thế

Chuẩn bị chuồng cage-free

● Chuyển gà hậu bị từ hệ thống cage-free trước khi chúng chuẩn bị đẻ trứng, thường là từ 16 đến-18 tuần tuổi

● Lên kế hoạch chuyển. Xác nhận ngày và thời gian gà mái đẻ sẽ được đến với công ty vận

chuyển gà hậu bị và người nuôi. Gà mái đẻ nên được chuyển đến trước buổi trưa để có thể ổn định và có thời gian tìm thức ăn trước 14.00 (2 giờ chiều) trước khi tắt đèn.

● Cuẩn bị đầy đủ nhân lực dỡ gà xuống một cách cẩn thận và nhanh nhất (tuỳ vào loại hệ thống trang trại, số lượng gà được chuyển đến, loại phương tiện chuyên chở và thùng đựng, v.v.)

● Trong một vài ngày đầu, sử dụng lịch tắt/mở đèn và cho ăn như ở chuồng gà hậu bị.

● Tất cả các thiết bị tự động, thiết bị dự phòng, thiết bị cảnh báo của cơ sở đẻ trứng cần được kiểm tra trước khi đưa gà mái đẻ đến (đường nước, hệ thống máng ăn, thông gió, máy tính, đồng hồ, v.v.)

● Khi sử dụng công cụ lập trình máy tính và/hoặc thiết bị quản lý thời gian, lập sẵn chương trình và đồng hồ trước khi chuyển gà đến.

● Điều chỉnh nhiệt độ về mức thích hợp từ 18 đến 210C trong vòng 48 giờ trước khi chuyển gà đến.

● Sát trùng máng uống hoặc nguồn nước ít nhất 48 giờ trước khi chuyển gà đến. Ngay sau khi gà mới đẻ được chuyển đến, xả nước làm sạch đường ống và đổ đầy máng uống với nước sạch.

● Kiểm tra hệ thống máng uống một cách cẩn thận, kiểm tra từng núm uống xem có nước chảy ra không hoặc có chỗ nào bị rò rỉ không.

● Kiểm tra áp lực ở đường ống nước (điểm đầu và điểm cuối đường ống)

● Đổ đầy máng ăn trước khi chuyển gà mái đẻ đến.

● Kiểm tra hệ thống ánh sáng, thay thế các đèn bị hỏng, kiểm tra hệ thống giảm ánh sáng

● Dùng khoảng 1cm chất độn chuồng. Chất độn chuồng thường tích tụ rất nhanh sau khi gà mái đẻ được thả vào chuồng và sẽ làm tăng chất lượng chất độn chuồng, tạo một lớp chất độn chuồng khô và vụn, đồng thời làm giảm nguy cơ gà làm ổ đẻ và đẻ trứng trên nền chuồng thay vì vào ổ đẻ.

● Đảm bảo ổ đẻ luôn đóng (chỉ mở sau khi gà đã đẻ một vài trứng đầu tiên)

Thả gà mái đẻ vào chuồng

● Tất cả gà mái đẻ nên được thả đều trên phần sàn lót hoặc lưới (nếu có) và gần với máng ăn và uống. Ở hệ thống chuồng nuôi nhiều tầng aviary, thả gà trực tiếp vào các tầng của hệ thống aviary.

● Gà đẻ cần uống nước ngay lập tức. Kiểm tra và theo dõi gà thường xuyên và cẩn thận. Trong trường hợp gà bị thiếu nước thì mào gà sẽ co lại. Lúc này cần giúp gà tìm đúng nguồn nước.

Có thể đưa những cá thể gà yếu hơn qua một nơi riêng biệt để chăm sóc.

● Chỉ đổ thức ăn vào máng ăn dây chuyền một ngày một lần để tránh làm gà giật mình và gây sự chú ý của gà tới máng ăn.

● Cường độ ánh sáng nhẹ sẽ giúp gà khám phá môi trường mới.

● Sau khi tắt đèn, nên bắt những con gà vẫn còn đứng ở khu vực sàn có chất độn chuồng đưa vào các tầng hệ thống chuồng aviary hoặc vào khu vực sàn lưới. Người chăm sóc cần lặp đi lặp lại việc này cho đến khi ít nhất 99% gà mái đẻ có thể tự tìm đúng các tầng hệ thống chuồng aviary hoặc khu vực sàn lưới khi đèn tắt. Việc này nhằm đảm bảo gà mái đẻ có thể dễ dàng tìm thấy được máng uống và máng ăn vào buổi sáng và tránh tình trạng gà quen với việc ngủ và đẻ trứng dưới nền chuồng.

Trong trường hợp gà hậu bị được chuyển đến nhà chuồng từ một địa điểm khác thì việc bốc dỡ gà từ các thùng gỗ chuyên chở phải được tiến hành cẩn thận tránh làm bị thương gà. Mỗi con cần được nâng

thẳng đứng bằng cách dùng hai tay ép cánh vào cơ thể chúng (nhằm tránh bị thương hoặc căng thẳng khi vỗ cánh). Không di chuyển gà mái đẻ hay gà hậu bị bằng cách tóm đầu, cổ, cánh, đùi hoặc chân.

>>> Xem Thêm: Kỹ thuật đổ gà đá cho xác suất và hiệu quả cao

Hệ thống thông gió và kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi -Nuôi gà mái đẻ

Ba yếu tố quan trọng nhất liên quan đến tiểu khí hậu chuồng nuôi là duy trì nhiệt độ theo khuyến cáo, độ ẩm, và đảm bảo thông gió đầy đủ. Thông thường, nhiệt độ từ 18-210C là nhiệt độ thích hợp với độ ẩm khoảng 50-70%. Gà đẻ trứng có thể chịu được nhiệt độ tối đa là 260C. Nếu cao hơn nhiệt độ này, gà sẽ bị căng thẳng nhiệt và sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng. Biên độ nhiệt (dao động giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất) nên điều chỉnh ở mức từ 5-6 0C. Sự thay đổi nhiệt độ quá lớn gây căng thẳng cho gà

mái đẻ.

Với hệ thống chuồng kín, hệ thống thông gió phải đảm bảo cung cấp lượng không khí trong lành và loại bỏ những luồng không khí có mùi và khí độc hại (nồng độ khí CO2< 3,000 ppm và lượng NH3<10- 20 ppm). Với tốc độ thông gió (tối đa là 3m/s) phù hợp, nhiệt độ chuồng nuôi có thể được làm giảm, gọi là hiệu ứng làm mát bằng gió (wind-chilled). Do thiết kế chuồng gà thường có dạng dài và hẹp, hệ thống thông gió tạo hiệu ứng đường hầm với quạt hút công suất lớn được lắp ở cuối dãy chuồng, khí bên ngoài trời được hút vào và di chuyển dọc chuồng và thoát ra ngoài tại vị trí các quạt hút. Cách này khiến một

lượng lớn khí lưu thông dọc suốt chuồng gà. Tốc độ thông gió tối thiểu cho gà mái đẻ là 0.7m3 /giờ/kg trọng lượng sống và tối đa là 4m3 /kg trọng lượng sống. Hệ thống làm mát bằng bốc hơi (sử dụng tấm có tính thấm nước, nước khi bốc hơi sẽ mang theo nhiệt nóng và làm mát không khí đi qua). Làm mát bằng hệ thống tấm bốc hơi có thể bị hạn chế nếu không khí môi trường quá ẩm.

Cần phải kiểm tra xem có khói trong đường ống dẫn khí hay không để đảm bảo rằng gà mái đẻ không gặp phải những luồng khí lạnh khi đậu trên sào vào buổi đêm. Cần đảm bảo rằng đường ống dẫn khí không chiếu thẳng vào ổ đẻ gây khó chịu cho gà.

Trên đây là thông tin về nuôi gà mái đẻ được nhiều thông tin bạn đọc theo dõi. Theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hơn nhé!

>>> Xem thêm: Các loại chuồng bồ câu đẹp được nhiều người săn lùng