Bổ sung vật liệu làm phong phú làm giàu môi trường sống trong giai đoạn nuôi

Vật liệu làm phong phú môi trường sống là sự cải thiện các chức năng sinh học của động vật sống trong môi trường nuôi nhốt dẫn đến những điều chỉnh thích nghi của chúng với môi trường. Nuôi gà con nên được cung cấp những vật liệu thích hợp nhằm thúc đẩy những tập tính tự nhiên của chúng, bao gồm hành động đào bới và kiếm ăn.

Đặc tính cơ bản thường xuất hiện ở gà con

Những tập tính tự nhiên thường được phát triển ở giai đoạn rất sớm. Sử dụng sớm vật liệu làm phong phú môi trường sống là rất quan trọng bởi vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hành vi của gà. Nếu gà thả vườn , gà dò hậu bị không được trải nghiệm những vật liệu làm giàu môi trường sống, chúng có thể có những ảnh hưởng lâu dài (ví dụ căng thẳng hoặc lo âu). Một ví dụ của sự căng thẳng hoặc lo âu này là hiện tượng mổ lông, điều này có thể do gà thiếu tắm bụi hoặc thiếu những vật liệu giúp thúc đẩy hành vi đào bới, kiếm ăn ở giai đoạn phát triển trước đó.

Một số đồ vật và vật liệu an toàn cho gà có thể đặt luân phiên xung quanh chuồng nuôi. Khi lựa chọn các vật liệu nên tập trung vào nhu cầu hành vi của gà, nói cách khác là phù hợp với nhu cầu sinh học của chúng. Vật liệu làm phong phú môi trường sống cho gà nên thân thiện và hiệu quả. Những vật liệu hoặc đồ vật không phù hợp cần được thay thế. Khuyến cáo nên có sự trao đổi thông tin giữa chủ trại nuôi gà gà con, gà dò hậu bị và gà đẻ để đảm bảo rằng gà mái có thể có vật liệu đồ vật làm phong phú môi trường sống tương tự ở trại gà đẻ. Có rất nhiều loại vật liệu làm phong phú môi trường sống cho gà khác nhau.

>>> Xem Thêm: Gà chọi đánh nhau vì nguyên nhân gì? Cách hạn chế đánh nhau giữa gà chọi

Lưu ý chọn vật liệu trong chăn nuôi gà con

Những kiện cỏ khô to, cỏ linh lăng, rơm, hay lá tre khô hoặc những nguyên liệu thô có thể được đặt ở trên chất độn chuồng.

Gà mái sẽ mổ và cào vào những kiện cỏ này tạo thêm chất độn chuồng. Việc này không chỉ giúp gà mái phát triển những hành vi tự nhiên của chúng mà còn đảm bảo chất độn chuồng luôn khô và không bị đóng bánh. Hơn nữa, cung cấp các chất thô sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của gà, đồng thời giúp huấn luyện gà phát triển hành vi ăn tự nhiên. Khi gà đã mái quen với những hành vi này thì nên bổ sung các chất độn chuồng để gà có thể mổ và cào. Khi gà đã bới móc, mổ hết cỏ và không còn thấy rõ trong chất độn chuồng thì nên thay kiện cỏ khô khác nhằm tránh tình trạng gà mổ lẫn nhau do đã quen với việc mổ và cào vào kiện cỏ khô. Một trong những chỉ số về hiện tượng mổ lông lẫn nhau là không thấy lông tơ trên lớp chất độn chuồng (do gà đã ăn hết lông tơ).

Gà con, gà dò hậu bị tiêu thụ chất thô rất nhiều và những kiện cỏ khô hết nhanh cũng được xem là một chỉ số đánh giá vấn đề gà mổ lông nhau. Các loại vật liệu được treo trên giá hoặc treo trên trần nhà có thể được sử dụng để bổ sung môi trường sống cho vật nuôi. Các vật liệu này có thể là những bó dây thừng hoặc bình/chai nhựa rỗng, đĩa CD bằng kim loại phản quang, rơm, cỏ khô hoặc các chất tương tự như chất độn chuồng.

>>> Click Ngay: Đá gà trực tiếp thomo <<<

Các đồ vật này này phải được thay đổi thường xuyên để đảm bảo gà sự quan tâm và lôi cuốn gà con, gà dò hậu bị sử dụng. Các khối bê tông có lỗ hổng để vật nuôi có thể mổ vào là một trong những lựa chọn phổ biến để làm phong phú môi trường sống cho gà và được sử dụng rộng rãi trong các trại công nghiệp. Việc sử dụng các khối bê tông này (hình dạng như viên gạch) không những làm tăng thói quen, bới móc, mổ tự nhiên mà còn được sử dụng để mài mỏ gà mà không gây tổn thương cho chúng. Mỏ gà bị cùn sẽ giảm hậu quả của vấn đề mổ lông lẫn nhau.

Chất độn chuồng dành cho nuôi gà con

Nên sử dụng chất độn chuồng suốt trong quá trình nuôi gà con và gà hậu bị nhằm thúc đẩy hành vi đào bới, kiếm ăn và giảm vấn đề mổ lông lẫn nhau. Nếu không sử dụng chất độn chuồng, gà dễ có xu hướng phát triển hành vi mổ lông lẫn nhau. Nên sử dụng chất độn chuồng từ khi gà một ngày tuổi. Sử dụng các loại chất độn chuồng thích hợp và ở dạng hạt.

>>> Xem Thêm: Nuôi gà mái đẻ theo phương thức chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng

Chất độn chuồng phải đảm bảo khô ráo và dễ vỡ vụn (Không bị đóng bánh). Những chất độn chuồng ở dạng hạt như rêu than bùn hoặc cát là thích hợp nhất, chúng phù hợp với hành vi tắm bụi của gà. Trong chuồng nuôi cũng có thể bố trí các bể tắm cát hoặc than bùn riêng biệt. Chất độn chuồng phải đủ dày (độ dày 1 đến 5 cm khi bắt đầu xuống gà một ngày tuổi) để làm phân gà loãng ra. Chất độn chuồng phải khô và có thể vỡ vụn để thúc đẩy hành vi đào bới, kiếm ăn và tắm bụi. Thay một phần hoặc toàn bộ chất độn chuồng cũng được xem là bổ sung vật liệu làm phong phú môi trường sống cho gà vì việc này sẽ tăng sự tò mò của chúng, và kích thích khám phá chất độn chuồng mới.

Đồng thời, khi công nhân thực hiện thay chất độn chuồng một cách cẩn thận cũng giúp là gia tăng mối liên hệ tích cực giữa vật nuôi và con người. Trong hệ thống chuồng nhiều tầng aviary, do gà không thể dùng chất độn trước khi mở các cửa hệ thống chuồng, để lại giấy lót trong suốt thời gian úm gà con trên nền chuồng và trong suốt thời kì nuôi gà con, gà dò hậu bị. Việc đặt giấy lót dưới nền chuồng nhiều tầng aviary cũng tránh được tình trạng gà mổ lông lẫn nhau do phân, thức ăn và bụi tích tụ trên giấy lót cũng là những chất độn chuồng giúp thúc đầy hành vi đào bới, kiếm ăn ở gà.

Trên đây là thông tin về làm chuồng trại trong chăn nuôi gà con mà bạn có thể tham khảo. Theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!

>>> Xem thêm: Gà tre đá cựa sắt là gì? Xem đá gà tre cựa sắt ở đâu uy tín?