Biện pháp kiểm tra an toàn sinh học trong quá trình chăn nuôi gà mái đẻ

An toàn sinh học được định nghĩa là tất cả những hoạt động được thiết kế nhằm đảm bảo dịch bệnh bên ngoài không lây nhiễm vào trang trại và những dịch bệnh xuất phát bên trong trang trại không lây lan ra ngoài.

Cần sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình chăn nuôi để bảo đảm an toàn sinh học

Từng nơi sản xuất trứng nên có thiết lập bản kế hoạch an toàn sinh học theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng bao gồm các biện pháp vệ sinh để giảm nguy cơ bệnh truyền nhiễm.

>>>> Xem Ngay: Đá gà trực tiếp thomo <<<<

Trong hình, giày dép được khử trùng trước khi vào và giày dép và quần áo của người ngoài khi vào nhà trại được để ở một khu vực riêng trên khu vực thay đồ. Phần còn lại là quần áo và giày dép được phép mặc trong nhà trại. Việc này đảm bảo những vi khuẩn và vi rút bám trên quần áo mặc bên ngoài không thể vào nhà trại. Nếu có thể, tốt nhất nên lắp đặt vòi hoa sen ở khu vực thay đồ và tắm dưới vòi hoa sen, hơn là chỉ thay quần áo ở khu vực thay đồ, để những loại bỏ hết những bệnh lây nhiễm ở gia cầm. Khách tham quan và nhân viên ở trang trại có thể tắm trước vào và sau khi rời trại. Cần rửa tay và khử trùng ở khu vực thay đồ. Đây là những yêu cầu bắt buộc.

Lắp đèn tín hiệu để dễ dàng phân địa bàn chăn nuôi

Nên điều tiết con người, phương tiện và động vật trên toàn trang trại. Các dễ nhất là sử dụng đèn giao thông (Hình 13). Khu vực xanh là thế giới bên ngoài là khu vực nhiều vi khuẩn và dễ bị nhiễm bẩn. Khu vực màu cam là vùng đệm giữa trại và bên ngoài. Ở khu vực này khách tham quan sẽ thay đồ, phương tiện sẽ được làm sạch và khử trùng bánh xe trước khi vào trại. Khu vực đỏ là khu vực thiết kế chuồng gà. Đây là khu vực giới hạn và ở mỗi trại cần trang bị dép đi trong trại ở cửa. Để đảm bảo an toàn sinh học tại trang trại, cần có sẵn kế hoạch an toàn sinh học và kế hoạch này phải được hiểu rõ và thực hiện bởi tất cả khách tham quan.

Chú ý cách ly những cá thể gà bị bệnh

Ở những hệ thống mà những đàn gà được đưa vào và đưa khỏi nhà trại cùng một lúc, và không có đàn thay thế khi có gà chết, sẽ tránh được những nguy cơ lây nhiễm bệnh thông qua những đàn mới. Tốt nhất không nên nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một trại (bởi vì cá thể gà lớn hơn thường sẽ truyền bệnh cho các cá thể nhỏ hơn). Trong trường hợp gà hậu bị được nuôi cùng một chỗ thì chúng nên được chăm sóc trước những cá thể lớn hơn trong qui trình chăm sóc hàng ngày. Thêm vào đó, nguy cơ nhiễm bệnh thông qua động vật gặm nhấm hay chim hoang dã cũng nên được giảm thiểu bằng cách giữ khu vực trang trại ngăn nắp, chuồng trại nên được duy trì tốt và đóng cửa cẩn thận, và có biện pháp kiểm soát động vật gặm nhấm. Ở những trang trại có phúc lợi tốt, việc kiểm soát động vật gặm nhấm cũng nên được tiến hành một cách nhân đạo. Nên tránh việc sử dụng thuốc độc, dìm xuống nước hay bẫy có thể bị thương con vật. Thức ăn cần được bảo quản trong thùng tránh được động vật gặm nhấm.

Trên đây là các thông tin cần lưu ý về an toàn sinh học trong chăn nuôi mà bạn có thể tham khảo. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

>>> Xem thêm: Phương pháp chăm sóc sức khỏe gà chuẩn chuyên gia