Mô hình làm giàu ít đất - Những cách làm giàu ở nông thôn tốt nhất

Làm giàu từ chăn nuôi, trồng trọt có khả quan không? Nếu có ít đất để canh tác thì có thể làm giàu hay không? Đây là những câu hỏi thường gặp mà nhiều người dự định chăn nuôi băn khoăn. Thông thường người ta nghĩ rằng nếu muốn chăn nuôi thì phải có diện tích đất tương đối rộng rãi. Nhưng với những mô hình làm giàu ít đất dưới đây có thể phù hợp với những hộ gia đình có ít đất canh tác.

>>>> LINK XEM ĐÁ GÀ TRỰC TIẾP THOMO TẠI WEBSITE DAGABLV.COM <<<<<

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn

nuôi gà thả vườn

Nuôi gà thả vườn là mô hình kinh điển để làm giàu ở nông thôn. Nhu cầu tiêu thụ thịt gà thả vườn luôn cao nên bà con khi chăn nuôi không lo không có đầu ra. Tuy nhiên để thành công, bà con cần phải chú ý một vài kỹ thuật sau:

Làm chuồng nuôi sao cho kiên cố, đông ấm hạ mát, kín gió. Chọn nơi cao ráo để làm chuồng, lót thêm rơm rạ, trấu… để giữ ấm và tiện cho việc dọn dẹp.

Chọn hướng xây chuồng là hướng Nam/ Đông Nam, vừa đón gió vừa tránh nắng cho gà. Thả nuôi gà tùy theo diện tích chăn nuôi mà bạn có, tránh nhồi nhét quá nhiều làm cho gà bị stress và dễ lây lan dịch bệnh.

Khi mua gà mới nở về, không nên cho chúng ăn thức ăn ngay mà phải để gà uống nước và tiêu hóa hết lòng đỏ còn sót lại. Ngày thứ 2 mới tập cho chúng ăn thức ăn cho gà con.

Đối với các loại trứng đạt loại tốt, đạt chuẩn, bạn có thể thử dùng chúng để liên kết với các công ty làm bánh trung thu cao cấp để kiếm loại nhuận cao.

Nếu bà con chọn nuôi gà thịt, nên chọn giống gà nòi lai, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng…. Nuôi lấy trứng thì chọn gà BT1, gà Ai Cập,...

Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu chăn nuôi mỗi ngày, cọ rửa máng ăn máng uống thường xuyên.

Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gà, có thể pha thêm rượu tỏi để phòng bệnh.

>>> Xem thêm: Bật mí màu mạng gà đá chuẩn nhất ngay hôm nay

Nuôi dế mèn làm giàu

nuôi dế mèn

Nuôi dế mèn là một mô hình khá mới mẻ. Mô hình này khá dễ nuôi và không cần quá nhiều diện tích. Mô hình làm giàu ít đất từ dế mèn khá ít vốn, ít dịch bệnh, dễ chăm sóc.

Bạn có thể dùng thùng xốp, thùng nhựa, thùng gỗ, chậu nhựa, thùng carton... Vị trí để thùng nuôi dế có thể trước hiên nhà, sân trước, nhà kho… tuy nhiên phải có mái hiên che, không để nước mưa hắt trực tiếp vào.

Cách phân biệt dế đực và dế cái:

  • Dế đực: đầu to hơn, bụng thon nhỏ, cánh không có độ bóng loáng, màu thường lá đen hoặc pha nâu. Tới mùa sinh sản, chúng thường cất tiếng gáy kêu gọi bạn tình.

  • Dế cái: có bụng lớn, đầu nhỏ hơn con đực, phần cánh bóng loáng. Nhìn phần đít có máng đựng trứng và để đẻ trứng. Đặc biệt dế cái không biết gáy.

Khi nuôi dế mèn, cần chọn những con giống khỏe mạnh, không có bệnh tật. Con dế đực phải to, khỏe mạnh, tiếng gáy to, dế cái thì chọn những con bụng to. Chọn tỷ lệ đực cái là 1:2 hoặc 1:3. Tức là 15 con đực trong 1 thùng thì sẽ có 30 - 45 con cái.

Do bản tính thích leo trèo của dế, bà con nên trang bị thêm các tầng để cho chúng có thể leo lên.

Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, là cây non, rau xanh, bắp cải, lá rau lang,... Thức ăn tinh bột là thức ăn dùng để nuôi gà, cá. Rau củ quả có thể là vỏ dưa hấu, dưa hồng, dưa gang, cà rốt, sắn, khoai mì, bí đỏ,..

Mặc dù dế ít mắc bệnh nhưng căn bệnh chủ yếu của chúng là ở đường ruột, bà con cần chú ý các biểu hiện sau:

  1. Nguyên nhân gây bệnh: do mật độ nuôi cao, chuồng nuôi ẩm ướt, chuồng nuôi dơ bẩn, thức ăn bị ôi thiu.

  2. Biểu hiện: chỉ uống nước mà không ăn, cơ thể yếu dần, rau bị gãy, phân trắng đục, khoảng 7 - 10 ngày thì dế chết. Căn bệnh rất dễ lây lan cho những con khác trong thùng.

  3. Điều trị: bởi vì căn bệnh này khá khó trị cho nên bắt buộc bà con phải phòng bệnh cẩn thận. Thực hiện tốt công tác vệ sinh cho toàn bộ chuồng trại.

>>> Xem Thêm: Phương pháp chăm sóc sức khỏe gà chuẩn chuyên gia

Mô hình làm giàu ít đất từ cà cuống

nuôi cà cuống

Cà cuống là loại công trùng thủy sinh bộ cánh cứng. Hình dạng dẹt như cái lá, chiều dài từ 8 - 12cm, ngang khoảng 3cm. Cà cuống có màu nâu vàng, dọc thân có sọc đen, bề ngoài khá giống một con gián to, bản tính hung dữ.

Cách phân biệt cà cuống cái và đực

Con cái to gấp đôi con đực, khi trưởng thành thì con cái không có túi tinh dầu, chỉ có con đực mới có.

2 túi tinh dầu lớn khoảng bằng tép bưởi, nằm ở 2 bên đôi chân thứ ba của cà cuống tính từ đầu xuống. Tinh dầu vừa là thứ để quyến rũ bạn tình, vừa là vũ khí phòng vệ của chúng.

Môi trường sinh sống của cà cuống thường là ven bờ ao bụi cỏ. Cà cuống sinh sản rất nhanh, thức ăn chủ yếu của chúng là tôm cá nhỏ, cào cào, châu chấu, dế, nòng nọc con,...

Môi trường nuôi cà cuống

Nước trong hồ cần trong và sạch, không bị ô nhiễm bởi nhiều loại vi sinh vật khác. Độ pH của nước phải từ 6 - 7.

Đáy hồ: phía dưới cần trải một lớp phân bón rồi trải thêm lớp cát sỏi để trồng thêm cây thủy sinh. Nền chuồng cần phải giúp rễ cây bám tốt và không để nước bị vẩn đục.

Diện tích hồ: 2x3x0,8m; mực nước trong hồ cần duy trì ở mức 30 - 40cm.

Cây thủy sinh có thể trồng trong hồ: rong mái chèo, rau dừa, rau mác, cỏ thạch xương,... nhẹ nhàng dùng gắp ghim nhẹ rễ cây xuống đất để chúng hút dinh dưỡng.

>>> Xem Thêm: Cách làm chuồng úm gà con đúng kỹ thuật

Mật độ nuôi cà cuống

Hồ nuôi cà cuống giống: từ 100 - 200 con cà cuống bố mẹ/ hồ;

Cà cuống thương phẩm: 500 con/ hồ;

Cà cuống con: 300 - 500 con/ hồ;

Lưu ý: Bởi vì cà cuống có tính hướng quang mạnh, khi nuôi cần phải có nắp đậy hồ nuôi để cà cuống không bay ra ngoài.