Biện pháp ngăn ngừa gà nằm chồng và dẫm đạp lên nhau

Gà nằm chồng và dẫm đạp lên nhau không phải là hiện tượng khó gặp. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về sức khỏe của gà rất dễ phát sinh trong tư thế này. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa gà nằm chồng và dẫm đạp lên nhau? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vấn đề gà nằm chồng và dẫm đạp lên nhau

Để kiểm soát sự phân bố của đàn gà và nhằm tránh tình trạng quá đông và nằm chồng lên nhau, nên sử dụng vách ngăn trong nhà trại thành các ô khác nhau (ví dụ 3,000 gà mái đẻ trong một ô chuồng). Tình trạng quá đông trong ổ đẻ có thể dẫn đến tình trạng gà bị mắc kẹt, gà bị chết ngạt do bị gà khác dẫm đạp lên hoặc quá nóng, trứng bị vỡ và bị mổ hậu môn. Không gian ổ đẻ khuyến cáo 100-120 con/ m2 ổ đẻ dùng chung hoặc 5 con/ ổ đẻ riêng. Trước ổ đẻ nên có tấm chắn để tránh tình trạng khi cần vào đẻ, gà chen chúc quá đông và nằm chồng lên nhau trong ổ đẻ.

>>> Xem Thêm: Chiến Kê Giá Trị Bậc Nhất Đông Nam Á

Những tấm chắn này nên đặt cách nhau 5-8 m. Khi đến đợt gà muốn vào ổ đẻ, nên mở cửa các ổ đẻ có vị trí ngoài cùng (đây là những ổ gà thường ưa thích) nhằm tránh tình trạng dẫm đạp lên nhau trong ổ. Giữa dãy ổ đẻ, cần tạo những khoảng trống (ngang 2m cho 3,000 gà) để giúp gà và người chăm sóc di chuyển dễ dàng và dễ tiếp cận toàn khu vực chuồng trại.

>>>> Đá gà trực tiếp thomo <<<<

Bổ sung những vật liệu làm phong phú môi trường sống cho gà

Vật liệu làm phong phú môi trường sống nên giúp gà mái đẻ có thể liên tục bận rộn với việc cào đất và mổ vào những vật và chất bổ sung. Việc này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của hiện tượng mổ lông và ăn thịt đồng loại. Có rất nhiều loại vật liệu làm phong phú môi trường sống cho gà (xem phần 2.12). Cuộn cỏ khô, cỏ linh lăng, rơm hoặc những sản phẩm địa phương tương tự có thể được đặt ở khu vực chất độn chuồng (ví dụ một tháng có thể đặt 1 cuộn cỏ khô từ 15-20kg cho 1000 gà mái đẻ.

>>> Xem thêm: Giống gà có tên trong danh sách đỏ bị truy lùng

Gà mái đẻ có thể mổ và cào vào các cuộn cỏ khô tạo ra những chất bổ sung cho chất độn chuồng. Việc này không những giúp thúc đẩy hành vi tích cực, nó còn làm tăng chất lượng chất độn chuồng. Khi gà mái đẻ đã quen với việc sử dụng các chất bổ sung trong chất độn chuồng, cần luôn luôn bổ sung vật liệu làm phong phú môi trường sống để gà có thể mổ và cào. Khi gà đã mổ hết cỏ khô và chất bổ sung không còn nhìn rõ ở phần chất độn chuồng, cần thêm vào những cuộn cỏ khô mới để tránh tình trạng gà không có nơi để mổ và sẽ mổ lẫn nhau.

>>> Xem thêm: Hiện tường gà mổ lông là gì? Làm thế nào để khắc phục?