Qui trình thử tải máy phát điện (tham khảo từ internet)

Ngày đăng: 02:55:21 08-10-2013

Chia sẻ vài kinh nghiệm thực tế khi thử tải máy phát điện

Nguyên nhân: do máy phát vốn dĩ là động cơ nổ diesel, mà động cơ diesel sẽ không bốc như động cơ chạy xăng, nếu các bạn đã từng lái ô tô cả xe xăng và xe chạy diesel sẽ thấy rằng, khi bạn đạp ga tăng tốc xe diesel thì tự nhiên máy sẽ chùng xuống vài giây rồi xe mới tăng tốc lên. Vì vậy, máy phát diesel sẽ không tăng tốc đáp ứng nguồn điện kịp cho các động cơ lớn khởi động sao tam giác hay khởi động mềm.

Hướng xử lý: 

I/ HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

1/ Chuẩn bị trước khi khởi động:

• Đưa CB của máy về vị trí OFF

• Kiểm tra mức nhớt bôi trơn, nước làm mát, nhiên liệu.

• Kiểm tra mức nước bình acquy, các mối nối với bình acquy.

• Kiểm tra và khắc phục bất cứ sự rò rỉ nào trên máy.

• Kiểm tra, xiết lại khi phát hiện có sự nới lỏng của các đai ốc, vòng kẹp….

• Không để các vật có khả năng cuốn vào máy khi hoạt động.

2/ Khởi động máy: Phải đảm bảo các bước chuẩn bị thực hiện xong

Nhấn nút Start máy sẽ nổ khi ở chế độ không tự động. Nếu máy không nổ, đèn EMERGENCY STOP sáng thì xoay nhẹ nút dừng khẩn cấp (màu đỏ) theo chiều kim đồng hồ rồi khởi động lại.

3. Đóng tải cho máy phát điện:

Khi máy đã nổ nên kiểm tra các thông số được hiển thị trên bảng điều khiển và đồng hồ:

- Điện áp: 220/380V

- Tần số: 50  52 Hz.

- áp lực nhớt: 200Kpa  500Kpa

Sau khi đã kiểm tra xong bật khóa của máy về vị trí RUN/OFF. Sau đó đóng tải theo thứ tự công suất lớn trước, công suất nhỏ sau cho dòng điện chỉ trên đồng hồ AMPE không vượt quá trị số ghi trên plate máy.

4. Dừng máy: 

Trong điều kiện bình thường, khi cắt tải theo thứ tự ngược lại với lúc đóng tải.

- Cắt át đóng tải .

- Để máy chạy không tải ít nhất 3 phút.

- Nhấn phím STOP.

Trong trường hợp khẩn cấp:

- Khi có sự cố về chạm chập hoặc có hiện tượng bất thường xảy ra thí nhấn nút EMERGENCY STOP máy sẽ ngừng ngay lập tức, sau đó đưa chìa khóa về vị trí RUN/OFF.

* Ghi chú:

+ Đối với máy phát điện, trong thời gian chạy rô-đa chỉ được phép mang tải từ 40  60% công suất định mức.

+ Đối với nhân viên trực máy nên kiểm tra ít nhất một lần sau mỗi giờ khi chạy máy liên tục.

II/ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

1. Biện pháp thử tải :

- Tăng và giảm tải bằng mô tơ đa cấp nên có thể điều chỉnh tốc độ thay đổi tải phù hợp với thực tế khi sử dụng .

- Đo tần số – điện áp bằng đồng hồ chuyên dùng. 

- Máy phát điện được thử tải theo các thông số được ghi trong Biên Bản nghiệm thu .

2. Tiêu chuẩn thử: ở mức 100% tải

- Dòng điện định mức

- Điện áp 

- Nhiệt độ nước 

- Áp suất nhớt 

- Tần số 

- Thời gian hoạt động liên tục 

III/ BẢO DƯỠNG PHẦN ĐỘNG CƠ:

Khởi động máy mỗi tuần một lần để kiểm tra máy và nạp điện cho bình Acquy 

A/ Kiểm tra bắt buộc trước mỗi khi khởi động máy:

1. Kiểm tra mực nhớt bôi trơn động cơ

2. Kiểm tra mực nước làm mát động cơ

3. Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa

4. Châm thêm 1 lượng dung dịch chống đông thích hợp tùy theo nhiệt độ của môi trường hoạt động

5. Kiểm tra lọc gió & bộ hiển thị báo khi lọc gió bị dơ

6. Mở tất cả các van dẫn nhiên liệu đến máy & từ máy về thùng chứa nhiên liệu (nếu có)

7. Kiểm tra điện áp bình acquy, dung dịch Acid, các mối nối dây điện và khoảng cách giữa các chi tiết chuyển động với các chi tiết cố định

B/ Sau 100 giờ hoạt động:

Kiểm tra lại các chi tiết phần A

8. Kiểm tra các dây đai truyền động

9. Kiểm tra độ sạch (cặn, nước & các tạp chất) của nhiên liệu, nhớt bôi trơn động cơ, nước làm mát động cơ

10. Kiểm tra các cánh tản nhiệt của két nước

IV/ BẢO DƯỠNG PHẦN ALTERNATOR (ĐẦU PHÁT ĐIỆN) & CONTROL PANEL (BẢNG ĐIỀU KHIỂN)

1. Kiểm tra và xử lý các khớp nối giữa động cơ (engine) và đầu phát điện (alternator)

2. Đo và xử lý độ cách điện giữa các cuộn dây và vỏ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

3. Kiểm tra phần Stator & Rotor qua phương pháp dùng biến áp chuyên dùng.

4. Vệ sinh Stator & Rotor bằng hơi nén.

5. Kiểm tra và xử lý các đầu cos nối cũng như dây dẫn từ Stator đến các cọc phân phối.

6. Kiểm tra bạc đạn Alternator và khe hở giữa Stator và Rotor.

V/ NHIÊN LIỆU CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN

Nhiên liệu và dầu nhớt về cơ bản là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ. Ngoài ra chúng còn được pha với nhiều loại phụ gia vi lượng để đáp ứng các chỉ tiêu ngày càng cao của công nghiệp động cơ đốt trong.

Nhiên liệu và dầu mỡ có rất nhiều chỉ tiêu kỹ thuật xác định chất lượng, đặc tính lý hóa và phạm vi sử dụng của chúng.

Sau đây chúng tôi chỉ xin nêu những hiểu biết cơ bản nhất trong việc lựa chọn nhiên liệu, dầu mỡ.

Xăng

Xăng là nhiên liệu dùng cho động cơ xăng. Các đặt tính cơ bản của xăng là:

• Dễ bay hơi: giúp khởi động động cơ dễ dàng, nhưng làm xăng giảm chất lượng trong tồn trữ bảo quản và dễ gây hỏa hoạn.

• Chống kích nổ: kích nổ ở động cơ xăng do xăng tự bốc cháy. Vì vậy chống kích nổ đồng nghĩa với xăng khó tự bốc cháy. Động cơ càng tiên tiến với tỷ số nén cao càng cần xăng chống kích nổ cao. Tính chống kích nổ biển thị bằng chỉ số Octan. Chỉ số Octan đo theo 2 phương pháp: Motor và Research. Với cùng một loại xăng chỉ số Octan Motor bao giờ cũng có giá trị thấp hơn Octan Research. Nếu nhà cung cấp không chú thích gì thì thường họ công bố chỉ số Octan Research.

• Động cơ xăng hiện đại với tỉ số nén cao ngày nay yêu cầu chỉ số Octan từ 90-100 và là xăng không pha chì.

• Hàm lượng cặn không cháy: cặn này bám vào bugi, piston, van… làm giảm tính năng của động cơ.

Dầu diesel

Dầu diesel là nhiên liệu dùng cho động cơ diesel. Các đặc tính cơ bản của dầu diesel là:

• Độ nhớt: dầu diesel không tự bay hơi để bốc cháy mà được phun qua vòi phun cao áp thành sương mù. Vì vậy độ nhớt ảnh hưởng lớn tới sự cháy của nhiên liệu. Độ nhớt thấp làm xấu đi quá trình phun sương, nhưng độ nhớt quá cao làm hư hỏng hệ thống phun sương.

• Độ nhớt được lựa chọn theo nhiệt độ môi trường. Trường hợp phải dùng dầu có độ nhớt cao (vì giá rẻ) phải có bộ sấy nóng nhiên liệu để giảm độ nhớt trước khi phun.

• Chống kích nổ: kích nổ ở động cơ diesel do nhiên liệu chậm bốc cháy. Vì vậy chống kích nổ đồng nghĩa với dầu diesel dễ bị bốc cháy. Tính chống kích nổ thể hiện bằng chỉ số Cetan

• Hàm lượng lưu huỳnh: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel rất quan trọng. Hàm lượng nhỏ càng tốt. Hàm lượng cao sinh ra axít sulfuric ăn mòn động cơ và phá hỏng dầu nhớt bôi trơn.

• Có 3 cấp dầu nhớt diesel là 1-D, 2-D và 4-D:

Cấp diesel Độ nhớt ở 37, 8 độ C Chỉ số cetan Hàm lượng lưu huỳnh %

1-D 1.4 - 2.5 CS 45 0.5

2-D 2.0 - 4.3 CS 40 1.0

4-D 5.8 - 26.4 CS 30 2.0

Với động cơ diesel phát điện tiên tiến, sử dụng trong điều kiện khí hậu Việt nam.

- Cấp 2-D phù hợp cho Miền Nam và mùa hè Miền Bắc.

- Cấp 1-D phù hợp cho mùa đông Miền Bắc.

** Rất tiếc hiện nay thông tin về nhiên liệu không được công bố công khai nên rất khó có được sự lựa chọn chính xác.

Dầu nhớt ngày nay ngoài chức năng bôi trơn còn phải đáp ứng những yêu cầu như làm kín, chống ăn mòn, tăng hiệu suất động cơ, làm mát và rửa sạch.

Do đó trên thực tế có rất nhiều loại dầu nhớt cho các phạm vi sử dụng khác nhau.

ở đây chúng tôi chỉ nêu ra 2 chỉ tiêu tối thiểu mà người sử dụng bắt buộc phải biết khi lựa chọn dầu nhớt. 

Chỉ số độ nhớt centistock (cS):

Độ nhớt đảm bảo khả năng bôi trơn, làm kín, làm mát động cơ. Có 2 chỉ số độ nhớt (cS):

• Chỉ số mùa đông đo tại 0 độ C bao gồm độ nhớt (cS) và chữ “W”. Ví dụ: 5W, 10W, 15W, 20W.

• Chỉ số mùa hè đo tại 100 độ C bao gồm độ nhớt (cS) và không đi kèm chữ cái nào. Ví dụ như 20, 30, 40, 50.

Một số loại nhớt dùng được cho cả 2 điều kiện sẽ ghi rõ cả 2 chỉ số như 10W-30, 15W-40.

Nếu không có chỉ dẫn cụ thể của nhà cung cấp, có thể lựa chọn độ nhớt dầu nhớt như sau cho các máy phát điện dùng ở điều kiện khí hậu Việt nam.

• Máy phát điện xăng: độ nhớt 20-30 cho mùa hè; 10W-15W cho mùa đông Miền Bắc.

• Máy phát điện diesel: độ nhớt 30-40 cho mùa hè; 15W cho mùa đông Miền Bắc.

Chỉ số phẩm chất API

Các loại dầu nhớt thường có chung chỉ số độ nhớt nhưng khác xa nhau về chỉ số phẩm chất. Chỉ số phẩm chất API thể hiện b”ng 2 chữ cái như sau:

• Loại dùng cho động cơ xăng:

- SE: cùng cho động cơ xăng chế tạo những năm 1970

- SF: cùng cho động cơ xăng chế tạo những năm 1980

- SG: cùng cho động cơ xăng chế tạo những năm 1990

• Loại dùng cho động cơ diesel:

- CA: động cơ diesel làm việc nhẹ.

- CB, CC: động cơ diesel làm việc trung bình.

- CD: động cơ diesel làm việc nặng nhọc cấp 1.

- CE: động cơ diesel làm việc nặng nhọc cấp 2.

- CF: động cơ diesel làm việc nặng nhọc cấp 3.

• Nếu không có chỉ số chỉ dẫn cụ thể của nhà cung cấp, có thể lựa chọn phẩm chất dầu nhớt như sau cho các máy phát điện dùng ở điều kiện khí hậu Việt nam.

- Máy phát điện xăng: SG hoặc SJ.

- Máy phát điện 10kVA không có tăng áp: CC hoặc CD.

- Máy phát điện 100kVA có tăng áp: CD hoặc CE.

- Máy phát điện 400kVA làm mát sau tăng áp: CE hoặc CF.

- Máy phát điện > 500kVA làm mát sau tăng áp: CF-4 hoặc CG-4

VI. BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ MÁY PHÁT ĐIỆN

Thông qua các chế độ bảo trì A-B-C-D

Loại công việc Mô tả công việc Ghi chú

Bảo trì chế độ A

Kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoạt động ở chế độ dự phòng

Sau 06 tháng họat động ở chế độ dự phòng hoặc sau 250 giờ máy hoạt động (Bảo trì ) - Kiểm tra báo cáo chạy máy 

- Kiểm tra động cơ:

• Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.

• Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.

• Kiểm tra áp lực nhớt.

• Kiểm tra tiếng động lạ.

• Kiểm tra hệ thống khí nạp.

• Kiểm tra hệ thống xả.

• Kiểm tra ống thông hơi.

• Kiểm tra độ căng đai.

• Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

• Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có… )

-Bảo trì lần thứ nhất 

• thay bộ lọc nhớt 

• Thay bộ lọc nhiên liệu 

• Thay nhớt máy 

• Vệ sinh bộ lọc gió Thời gian hoạt động của máy từ 0 giờ đến 1000 giờ chạy máy 

Bảo trì chế độ B

Mỗi 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng

Sau 2 – 5 năm họat động ở chế độ dự phòng 

(Tiểu tu ) * Kiểm tra và bảo trì động cơ:

- Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.

- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm .

- Kiểm tra hệ thống lọc khí:

• Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.

• Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.

• Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.

- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).

- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.

- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.

* Thay:

• Nhớt máy.

• Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).

• Nước làm mát 

- Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện Từ 1000 giờ đến 2000 giờ 

Bảo trì chế độ C

Mỗi 2000 giờ hoặc 04 - 07 năm hoạt động 

ở chế độ dự phòng( Trung tu lần 1 )

- Làm sạch động cơ.

- Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun.

- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.

- Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.

- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.

- Bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )

- Xiết lại những bulông bị lỏng.

- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện. 

- Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )

- Sau 2000 - 6000 giờ máy họat động phụ tùng cần thay .

• Bộ lọc nhớt 

• Bộ lọc nhiên liệu 

• Bộ lọc nước 

• Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình ( Nếu cần)

• Nước làm mát 

• Ong cấp nhiên liệu, các van ống ( Ong dầu nềm ) Từ 2000 giờ đến 6000 giờ 

Lưu ý:

Phải có dụng cụ chuyên dùng

Bảo trì chế độ D

Mỗi 6,000 giờ hoạt động hoặc 07 - 10 năm

ở chế độ dự phòng ( Trung tu lần 2 )

- Lập lại chế độ bảo trì C. ( Trung tu )

• Làm sạch động cơ

• Kiểm tra hệ thống làm mát 

- Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.

- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.

- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.

- Tháo rã, làm sạch và kiểm tra; Nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế phần Gate nhớt giữa lốc máy và gate

• Puli cánh quạt.

• Bộ tăng áp.

• Bộ giảm chấn.

• Puli giảm chấn.

• Puli bơm nước 

• Bơm nhớt dưới gate 

• Máy phát xạc bình 

• Bơm cao áp

• Các đường ống dẫn nước và khí nạp

- Thay :

• Bộ sửa chữa bơm nước. ( nếu cần )

• Bơm nhớt bôi trơn. ( Nếu cần )

• Bộ sửa Puli trung gian.

• Thay nước làm mát. + lọc nước 

• Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt

-------------------------------------------------------------------------------------------

Qui trình kĩ thuật quốc gia về dự trữ máy phát điện